Chủ nhật, 22/12/2024
   

VNBA đề xuất nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp “vượt sóng”

Chiều 17/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng", TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tham dự với các chuyên gia kinh tế và đại diện hiệp hội doanh nghiệp bàn thảo phân tích những thách thức của doanh

Chiều 17/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng", TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tham dự với các chuyên gia kinh tế và đại diện hiệp hội doanh nghiệp bàn thảo phân tích những thách thức của doanh nghiệp và nền kinh tế trong năm tới, đồng thời, kiến nghị các giải pháp để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.

Amazon Web Services mong muốn hợp tác với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội Ngân hàng tổ chức Tập huấn kỹ năng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm

Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả Chương trình đánh giá năng lực doanh nghiệp năm 2022 cho thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp vượt khó vươn lên và phát triển mạnh mẽ.

Cụ thể, theo kết quả phân tích 21 chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2021 - 2022, trong 26 ngành có các doanh nghiệp tham gia các thị trường chứng khoán Việt Nam gồm: 18/26 (chiếm 69%) ngành có giá cổ phiếu tăng vượt 10.000 đồng/cổ phiếu và cổ tức trên 15%. Điều đó có nghĩa khả năng chống chịu của doanh nghiệp khá tốt, đây cũng là động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Bên cạnh những dấu hiệu phục hồi tích cực, nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: xung đột giữa Nga và Ukraine; giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu; lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới; sự phục hồi kinh tế chậm ở các nước có đối tác thương mại lớn...

VNBA de suat nhieu giai phap giup doanh nghiep 2

Toàn cảnh Diễn đàn kinh tế 2023. Ảnh: BTC

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Nguyễn Mạnh Quân, thách thức lớn nhất với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường biến đổi, rất năng động và khó dự đoán. Kinh tế Việt Nam đi theo kịch bản nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy, theo ông Quân, một điều chắc chắn năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm “bản lề” để tạo ra những chuyển biến thực chất trong tận dụng các động lực tăng trưởng mới trong giai đoạn 2021 - 2025.

Để góp phần giúp doanh nghiệp đối phó với những biến động và khó khăn, Quốc hội và Chính phủ xác định ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Nguyễn Quốc Việt, có 3 yếu tố rủi ro cần phải lưu ý để xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Đầu tiên là không nên can thiệp đột ngột, đặc biệt là các can thiệp có tính chất phi thị trường. Thứ hai là cần lưu ý những rủi ro về tự do hợp đồng và quyền tài sản. Và để vượt qua những rủi ro này, không có gì khác hơn là phải dựa vào các thông lệ quốc tế, những hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký kết.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết, sự liên kết giữa các chính sách và các bộ, ban, ngành trong việc phối hợp hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Các chính sách hỗ trợ còn tản mát nhiều nơi, chưa có đầu mối thống nhất để tổng hợp cung cấp các thông tin về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường tiền tệ đối diện với nhiều thách thức lớn trong năm 2023. Do đó, cần nhiều chính sách để ngành ngân hàng, các doanh nghiệp “vượt sóng”.

VNBA de suat nhieu giai phap giup doanh nghiep 1

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn kinh tế 2023. Ảnh: Quỳnh Lê

TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng đề xuất một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần phải có sự điều hành đồng bộ cả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Do vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, giảm bớt áp lực đối với tiền tệ, tín dụng từ hệ thống ngân hàng; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực đối với tỷ giá.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ các Luật đang được sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới (như P2P Lending, Fintech, trung tâm kinh doanh thương mại, tiền kỹ thuật số, giao dịch xuyên biên giới, cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu…), cũng như thúc đẩy phối hợp giữa các bộ, ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, đặc biệt là dữ liệu dân cư và có cách thức khai thác hiệu quả vào các hoạt động ngân hàng, tài chính, phục vụ phát triển đất nước và quản lý xã hội.

Thứ tư, xem xét có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các NHTM tích cực giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ: thông qua giảm thuế, phí cho các NHTM này với mức giảm cao hơn so với quy định hiện nay; xem xét có cơ chế hỗ trợ các NHTM thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý.

Thứ năm, thành lập thị trường mua bán nợ, đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua bán nợ của các doanh nghiệp và khung pháp lý quản lý thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ.

Thứ sáu, rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn. Tăng cường phối hợp chính sách, cải thiện môi trường đầu tư (thuế, hải quan, thủ tục hành chính…), tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào và trong tiếp cận thị trường đầu ra

Ngoài ra, Tổng Thư ký VNBA cũng kiến nghị NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp tạo đà phục hồi nền kinh tế.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình cho vay liên kết, chuỗi cung ứng; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất.

Theo các chuyên gia tham dự Diễn đàn, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thay đổi cấu trúc kinh tế, cải cách cơ chế để khối doanh nghiệp tư nhân hấp thụ được nhanh nhất, tốt nhất nguồn vốn hỗ trợ. Mở ra không gian cho các hoạt động kinh tế mới một cách bền vững như kinh tế số bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kỹ năng lao động gắn với số hóa, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, cần cơ chế tạo động lực/áp lực cho doanh nghiệp thực hiện các hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ các nút thắt của môi trường đầu tư, kinh doanh liên quan đến đất đai, xây dựng…

Khẳng định đầu tư tư nhân cần chiến lược mới trong bối cảnh mới, ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho biết, vai trò của đầu tư tư nhân trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng với tỷ trọng đầu tư tư nhân chiếm tới xấp xỉ 60% trong tổng số vào năm 2021. Do đó, mục tiêu tăng tổng đầu tư toàn xã hội cần được gắn liền với các mục tiêu khác về hiệu quả đầu tư, gắn tăng trưởng về vốn với các yếu tố động lực tăng trưởng khác như nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay