Thứ sáu, 22/11/2024
   

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng tham dự đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm"

Ngày 13/7, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cùng các đơn vị VAMC, Agribank tổ chức buổi đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm". TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tham dự

Ngày 13/7, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cùng các đơn vị VAMC, Agribank tổ chức buổi đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm". TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tham dự và phát biểu ý kiến thảo luận.

Đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm"

Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng tiếp, làm việc với Tham tán Thương mại Israel về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

> Tọa đàm “Thực hiện Nghị quyết 42 về giải quyết nợ xấu - Vai trò của Tòa án”

Ngoài ra, các khách mời của đối thoại còn có ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV; Bà Vũ Ngọc Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước; Ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC); TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia…..

Theo đó, các vấn đề chính thảo luận tại buổi đối thoại chuyên đề gồm: Nhìn lại toàn cảnh bức tranh xử lý nợ xấu, bao gồm cả tính vượt trội khi áp dụng Nghị quyết 42 và 6 nhóm bất cập được nêu trong Báo cáo 174 của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp vừa qua; Quyền xử lý nợ xấu và bảo vệ quyền chủ nợ của các tổ chức tín dụng trong quá trình hoàn thiện khung khổ pháp lý và giải quyết các bất cập về thực thi trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42; Làm gì để tuân thủ lộ trình tại Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã đề ra, qua đó bảo đảm kịp tiến độ tiếp nối tính pháp lý khi Nghị quyết 42 chấm dứt hiệu lực gia hạn vào 31/12/2023. Buổi đối thoại được phát trực tuyến trên VnEconomy.vn và FanPage VnEconomy...

nguyen quoc hung vneconomy

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại buổi đối thoại

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 42 có vai trò hết sức quan trọng đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) trong tiến trình xử lý nợ xấu thời gian vừa qua. Chính vì vậy, Chính phủ đã kiến nghị với Quốc hội kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, nhìn vào số liệu mà các TCTD thực hiện vừa qua nếu không có dịch COVID-19 thì Nghị quyết 42 đã ‘hoàn thành sứ mệnh’ và các TCTD cũng sẽ đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có kế hoạch sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

“Các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, ‘vượt qua chính mình’ để duy trì, ổn định, từng bước phát triển. Chính điều này tình hình nợ xấu trong thời gian tới sẽ được cải thiện, ở mức đạt mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra”, TS. Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ.

doithoai vnecononmy

T.S Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (thứ 3, từ trái sang) cùng các diễn giả tham gia thảo luận tại buổi đối thoại chuyên đề.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Trong 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã xử lý thì: (i) xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79%); (ii) xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); (iii) xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).

Đặc biệt, trong 380,2 nghìn tỷ nói trên, số nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả lên tới 148 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,93%, cao hơn mức 22,8% trung bình năm của giai đoạn 2012 – 2017 do khách hàng tự trả/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý.

Tuy nhiên, do nghị quyết mang tính thí điểm, thời hạn chỉ kéo dài đến 15/8/2022 nên đã tạo ra khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu sau thời hiệu nói trên. Do đó, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã nhiều lần báo cáo đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kéo dài thời hạn thí điểm của Nghị quyết 42.

Tại Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức cho phép kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42 đến 31/12/2023. Cùng đó giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và trình Quốc hội xem xét xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023). Trong thời gian thực hiện kéo dài Nghị quyết 42, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban ngành xử lý khó khăn, vướng mắc đã nêu trong báo cáo số 174/BC-CP ngày 11/5/2022.

BBT

Xem thêm: Đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm" /

Tọa đàm “Thực hiện Nghị quyết 42 về giải quyết nợ xấu - Vai trò của Tòa án”

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay