Thứ ba, 07/01/2025
   

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng giải trình về vấn đề chính sách tiền tệ

Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 28/10, báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỷ giá Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là những vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ doanh nghiệp và người dân ở trong nước, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu.

Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 28/10, báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỷ giá Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là những vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ doanh nghiệp và người dân ở trong nước, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu.

Thong doc NHNN Nguyen Thi Hong giai trinh ve van de chinh sach tien te1Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

 Thống đốc cho biết, bối cảnh năm 2022 có nhiều biến động lớn và khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đánh giá vào cuối năm 2021. Cuối năm 2021, trên thế giới có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đến giờ, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới. Thống kế cho thấy khoảng 80 nước trên thế giới đang có mức lạm phát từ hai con số trở lên.

Để ứng phó với lạm phát, ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới đã tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn dự kiến. Đặc biệt, Fed đã năm lần tăng lãi suất mục tiêu và chỉ dẫn sẽ tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023. Đồng đô la Mỹ tăng cao và làm cho đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá mạnh, nhiều đồng tiền mất giá khoảng 10 - 30%. Dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh, ước tính dự trữ của các nước giảm đến 1.000 tỷ đô la Mỹ. Những diễn biến này đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho NHTW các nước trên thế giới.

Trong nước, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ - có thể nói là đa mục tiêu, nhiều mục tiêu thậm chí chồng chéo nhau. Và ngay cả trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, nhiệm vụ đặt ra cho NHNN là phải điều hành chính sách tiền tệ để cố gắng giảm được lãi suất từ 0,5 đến 1% trong 2 năm 2022 - 2023. Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh này.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. Qua đó đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, và cả năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Về tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đã tăng trên 11%; so với cùng kỳ 2021, tín dụng tăng đến 16-17% là mức rất cao. Đây cũng là một yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế chúng ta đạt ở mức dự kiến 8% cho cả năm nay và là mức đáng ghi nhận so với tăng trưởng kinh tế thấp của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đối với tỷ giá, NHNN cũng đã theo dõi sát và điều hành cho phép linh hoạt ở mức độ phù hợp trong tổng thể với tất cả các công cụ khác để ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong 9 tháng đầu năm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt và thậm chí có dư thừa. Mặt bằng lãi suất tuy không giảm, nhưng chỉ tăng từ 0,3 - 0,4% so với cuối năm trước. Đây là một diễn biến phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế.

Tuy nhiên, sang tháng 10/2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động rất mạnh. Theo đánh giá của NHNN chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. Đặc biệt, trên thị trường cũng có những thông tin không đúng sự thật, tác động rất mạnh đối với hoạt động của các TCTD cũng như những diễn biến, đặc biệt là trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp trong công tác điều hành. Về phía NHNN cũng đã chủ động, linh hoạt, đánh giá và xác định trọng tâm, trọng điểm trong thời gian này, đó là phải làm thế nào đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho các TCTD.

Đối với thị trường ngoại hối, NHNN phải điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối. Sự ổn định của thị trường ngoại hối là vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế điều hành cho thấy, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là điều tất yếu. Chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động như vậy.

Thống đốc nhấn mạnh, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, chúng ta luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn. Nhưng mục tiêu xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thống đốc cũng cho rằng, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu. Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối chúng ta phải chấp nhận tỉ giá, lãi suất tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, chúng ta sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn. Hoặc đối với tín dụng, nếu nới room tín dụng thì sẽ áp lực đối với thị trường tỉ giá và ngoại hối. Thực tế, nếu vừa qua NHNN điều chỉnh tăng room tín dụng, thì trước những diễn biến tháng 10 sẽ gây khó khăn đến thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các TCTD.

Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, NHNN đề nghị Bộ Công thương có phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như vậy và có những giải pháp phù hợp. Về điều hành tín dụng, NHNN luôn quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu. Tại Chỉ thị đầu năm Thống đốc đều yêu cầu các TCTD phải tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Trong tháng 3/2022, trước sự biến động phức tạp của xăng dầu, NHNN đã có công văn gửi các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tổng hợp nhanh số liệu từ các ngân hàng cho thấy, tổng hạn mức cấp cho 16 doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là 103 nghìn tỉ đồng, mới sử dụng đến khoảng 58 nghìn tỉ đồng, và hạn mức chưa sử dụng còn 44 nghìn tỉ đồng.

Về cung ứng ngoại tệ, vừa qua NHNN cũng đảm bảo ổn định sản xuất trong nước, can thiệp ngoại tệ và riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra phải 10 tỉ USD cho các doanh nghiệp này.

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, NHNN đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số liệu được rất ít. NHNN cũng thấy được sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác. NHNN cùng các Bộ, ngành sẽ đánh giá trong thời gian tới. Vừa qua, NHNN cũng đã tổ chức các cuộc khảo sát liên ngành, đi đến các địa phương. Có địa phương, trong số 183 khách hàng đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ nhưng có tới 126 khách hàng không quan tâm đến hỗ trợ lãi suất, 46 khách hàng chưa có phản hồi. Đây là điểm cần quan tâm và trong thời gian tới NHNN sẽ phối hợp để đánh giá và có báo cáo tổng thể, trên cơ sở tiếp tục khảo sát và báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Theo SBV

  • Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

    Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

    Trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, Agribank đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống tập trung triển khai nhiệm vụ kinh doanh những tháng đầu năm, nỗ lực cao nhất quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

  • Triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP

    Triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn gửi 9 ngân hàng thương mại khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. NHNN sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng đó.

  • ACB: 4 dấu ấn nổi bật trên hành trình tiên phong thực hành ESG năm 2024

    ACB: 4 dấu ấn nổi bật trên hành trình tiên phong thực hành ESG năm 2024

    Ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên tài chính xanh và phát triển bền vững. ACB nổi bật với vai trò tiên phong, kiên định thực hiện chiến lược ESG và không ngừng gia tăng cam kết với môi trường, xã hội.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam trong tuần qua

    Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam trong tuần qua

    Hoạt động nổi bật của các tổ chức hội viên khu vực phía Nam tuần qua (từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025) với các thông tin chính: Ra mắt các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng; các dòng thẻ đột phá mới mang đến những trải nghiệm thanh toán tiên tiến, tiện lợi và an toàn cho khách hàng; các hoạt động nổi bật của từng ngân hàng trong năm 2024...

  • HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

    HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

    Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) vừa phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh, nhằm tạo nguồn vốn trung dài hạn cho các dự án có lợi ích cho môi trường và phát triển kinh tế xanh.

  • Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

    Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

    Ngày 03/01, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

  • Eximbank tung gói 2.500 tỷ đồng dành ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

    Eximbank tung gói 2.500 tỷ đồng dành ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

    Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung gói 2.500 tỷ đồng triển khai chương trình “I-ONE ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhập khẩu”, với lãi suất vay ngoại tệ (USD) chỉ từ 3,8%/năm và lãi suất vay nội tệ (VNĐ) chỉ từ 4,9%/năm.

  • Kienlongbank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Kienlongbank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Ngày 03/01/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, mã chứng khoán: KLB) đã công bố quyết định số 01/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trợ lý Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 3/1/2025, với thời hạn bổ nhiệm là 12 tháng.

  • MB tuyển dụng nhân sự năm 2025

    MB tuyển dụng nhân sự năm 2025

    MB tìm kiếm nhân tài năm 2025 với nhiều vị trí hấp dẫn, chế độ đãi ngộ và lương thưởng cạnh tranh.

  • Xử lý nợ xấu: Cần hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng

    Xử lý nợ xấu: Cần hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng

    Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, thị trường chứng khoán, trái phiếu, BĐS phục hồi còn chậm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng, thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề... khiến cho nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay