Thứ sáu, 10/01/2025
   

Tham gia ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN

Phúc đáp Công văn số 5958/NHNN-TTGSNH ngày 19/8/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Hiệp hội Ngân hàng đã có một số ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Phúc đáp Công văn số 5958/NHNN-TTGSNH ngày 19/8/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, CNNHNNg cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN (dự thảo Thông tư), qua nghiên cứu và trên cơ sở ý kiến của Tổ chức tín dụng (TCTD) hội viên, Hiệp hội Ngân hàng có một số ý kiến như sau:

I. Góp ý chung

- Đây là lần thứ 3 sửa đổi Thông tư 01 liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp và TCTD bởi đại dịch Covid-19, chưa nói đến dự thảo lần này cũng không loại trừ khả năng phải sửa đổi lần thứ 4 nếu Ngân hàng Nhà nước dựa vào kế hoạch, mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh (Chính phủ đã xây dựng kịch bản cả nước mắc 30.000 ca nhiễm bệnh, nay đã lên gấp hơn 10 lần, điều đó cho thấy dịch bệnh có diễn biến khó lường, không thể đặt mục tiêu một cách chính xác như thời hạn trả nợ được) thì phải xác định việc sửa đổi Thông tư liên tục theo diễn biến dịch bệnh. Nếu như vậy thì nên sửa đổi, bổ sung những điểm cơ bản như thời điểm xác định, thời hạn được cơ cấu cho phù hợp thực tế, còn nội dung khác cần xây dựng mang tính ổn định xuyên suốt, không nên sửa đổi một nội dung nhưng kèm theo nhiều nội dung liên quan phải sửa đổi.

- Tại phần góp ý cụ thể Hiệp hội Ngân hàng lập biểu phụ lục so sánh để nhìn lại quá trình ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 và dự thảo sửa đổi lần này để nhìn nhận khách quan theo đúng diễn biến của dịch bệnh, qua đó cho thấy tại Thông tư 01 quy định loại dự thu khoản nợ cơ cấu và đến Thông tư 03 bổ sung việc trích lập dự phòng rủi ro phù hợp thể hiện mang tính an toàn hệ thống, còn lại việc quy định các thời điểm cơ cấu, phát sinh nợ từ thời điểm a đến thời điểm z là theo cảm tính dựa vào kịch bản cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, chính vì vậy phải liên tục sửa đổi, bổ sung thời diểm kèm theo nhiều nội dung khác liên quan nhằm bổ sung ngày càng chặt, gây khó cho TCTD khi thực hiện. Nếu thực hiện theo Thông tư 01 có bổ sung việc dự phòng và xác định cơ cấu khoản nợ tại thời điểm trước ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch và có quan điểm nhất quán như Thông tư 01 và 1 phần Thông tư 03 thì sửa đổi Thông tư chỉ việc điều chỉnh số dư nợ quá hạn đến ngày Thông tư hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành hoặc có thể giao cho TCTD tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước không phải lo liên tục sửa đổi Thông tư. Vì vậy đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần lắng nghe ý kiến thực tế của các TCTD và của Hiệp hội Ngân hàng trên cơ sở tổng hợp ý kiến hội viên.

- Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là thận trọng, an toàn hệ thống, không để TCTD che dấu nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng bản chất khoản nợ là phù hợp quy định pháp luật, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước nên báo cáo Chính phủ thực trạng các doanh nghiệp và TCTD ảnh hưởng nghiêm trọng kèm theo trong tương lai nợ xấu sẽ tăng đột biến, từ đó đề nghị Chính phủ ban hành 1 Nghị quyết riêng về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và TCTD bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào Nghị quyết chung của Chính phủ để ban hành Thông tư liên quan đến các khoản nợ tiềm ẩn nợ xấu trong tương lai, thực chất là nợ dưới chuẩn nhưng không bị phân loại nhóm nợ cao hơn thì nên quy định mang tính an toàn hệ thống (loại dự thu, trích dự phòng rủi ro 3 năm), còn lại các nội dung khác để các TCTD tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật vì không ai hiểu khách hàng bằng chính TCTD. Nếu ban hành chi tiết sau này xảy ra nợ xấu toàn hệ thống thì việc ban hành chi tiết trong Thông tư không có lợi cho cơ quan ban hành chính sách vì không phải lỗi chủ quan của TCTD (do dịch bệnh), do đó Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng Thông tư nhằm quản lý mang tính an toàn hệ thống theo Luật Ngân hàng Nhà nước, còn lại để TCTD chịu trách nhiệm theo các Luật: TCTD, dân sự, doanh nghiệp…(chắc chắn trong tương lai nợ xấu sẽ tăng rất cao, các TCTD ngày càng khó khăn kể cả khó khăn về thanh khoản …).

- Việc áp dụng cả 3 Thông tư với nội dung cơ cấu nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có nhiều bất cập, khó khăn và có thể gây ra rủi ro pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quá trình cơ cấu nợ. Vì vậy khi sửa đổi thông tư cần ngắn gọn, dễ hiểu, chỉ sửa nội dung chính, còn các nội dung khác không nên thay đổi hoặc chép lại nội dung Thông tư cũ, các nội dung khác theo nguyên tắc của Thông tư trước. Thực tế cần sửa Khoản 1 Điều 4, còn Khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 01 thì không bao giờ phải sửa và cũng không sợ bị lợi dụng vì đằng nào cũng phải trích dự phòng trong 3 năm.       

II. Góp ý đối với dự thảo Thông tư: (xem chi tiết tại đây)

III. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung vào dự thảo Thông tư nội dung mới sau đây:

Để thực hiện đúng quy định tại Chỉ thị số 16 đối với các Khoản nợ của các khách hàng trong vùng giãn cách theo Chỉ thị 16, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho Tổ chức tín dụng được phép:

a. Hoãn trả nợ cho khách hàng cho đến hết 15 ngày sau ngày công bố chấm dứt thực hiện Chỉ thị 16, trừ trường hợp Khách hàng tự nguyện thực hiện trả nợ thông qua các hình thức như chuyển khoản, nộp tiền vào tài khoản, tài khoản khách hàng có đủ số dư để thu nợ;

b. Việc phân loại nợ các khoản nợ được hoãn theo điểm a trên đây thực hiện như sau:

(i) Giữ nguyên nhóm nợ khi:

- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc, lãi; hoặc

- Được TCTD và Khách hàng thực hiện gia hạn/ cơ cấu nợ trong vòng 15 ngày kể trừ ngày chấm dứt thực hiện Chỉ thị 16.

(ii) Chuyển nợ quá hạn khi phân loại nợ theo ngày quá hạn trong trường hợp:

- Khách hàng không trả đầy đủ nợ gốc, lãi; hoặc trong vòng 15 ngày kể trừ ngày chấm dứt thực hiện chỉ thị 16;

- Không được TCTD và Khách hàng thực hiện gia hạn/cơ cấu nợ trong vòng 15 ngày kể trừ ngày chấm dứt thực hiện Chỉ thị 16.

Trên đây là một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Hiệp hội Ngân hàng xin gửi Quý Cơ quan xem xét, tổng hợp.

  • Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.

  • Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Ngày 8/1/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có văn bản số 172/VCB-CLTKHĐQT công bố Nghị quyết số 31/NQ-VCB-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025.

  • Ngân hàng hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh xác thực sinh trắc học

    Ngân hàng hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh xác thực sinh trắc học

    Sau gần một tuần kể từ ngày 1/1/2025, theo quy định Thông tư 17/TT-NHNN/2024 và Thông tư 18/TT-NHNN/2024, chủ tài khoản/thẻ chưa xác thực sinh trắc học và cập nhật thông tin sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền... Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khách hàng chưa thực hiện xác thực sinh trắc học vì nhiều lý do.

  • Nam A Bank lần đầu ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2023

    Nam A Bank lần đầu ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2023

    Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2023, với các cam kết cụ thể và hành động thực tế để tạo ra những thay đổi đột phá, kiến tạo những giá trị lâu dài, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thực chất và hiệu quả.

  • LPBank bổ nhiệm Giám đốc khối Vận hành và Phó Giám đốc Khối Quản trị rủi ro

    LPBank bổ nhiệm Giám đốc khối Vận hành và Phó Giám đốc Khối Quản trị rủi ro

    Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực, vận hành xuất sắc khi bổ sung thêm những nhân lực chất lượng cao vào ban điều hành và lãnh đạo Khối.

  • Ngân hàng sẵn sàng cho các trung tâm tài chính

    Ngân hàng sẵn sàng cho các trung tâm tài chính

    Khẳng định thị trường vốn và thị trường tiền tệ - ngân hàng là những cấu phần nền tảng để phát triển các trung tâm tài chính, lãnh đạo ngành Ngân hàng cam kết sẽ đồng hành với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương bắt tay ngay vào lộ trình xây dựng các trung tâm này tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay