Thứ bảy, 29/06/2024
   

Tăng hiệu quả Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 12/9/2022, Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), đã tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Ngày 12/9/2022, Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), đã tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được thực hiện theo Nghị định 34/2018/NĐ-CP, quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức cho vay.

Theo TS.Phạm Phan Dũng - chuyên gia tư vấn Dự án USAID LinkSME, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), các nội dung của Nghị định số 34 được quy định phù hợp với các văn bản hướng dẫn Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... Theo đó, Nghị định 34 đã bổ sung nhiều nội dung mới, tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức cho vay để đầu tư, phát triển kinh doanh.

Ngoài ra, các bộ, ngành đã ban hành đầy đủ, đồng bộ các thông tư hướng dẫn để các Quỹ BLTD có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện BLTD cho DNNVV tiếp cận vay vốn tại tổ chức cho vay theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Việt Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng thuộc Bộ Tài chính, cho biết Nghị định 34 và các thông tư hướng dẫn sau 4 năm triển khai đã tạo nguồn vốn vay để phát triển các DNNVV, góp phần tích cực đồng bộ hóa hệ thống chính sách tài chính ngân hàng, đóng góp sự phát triển kinh tế đất nước.

Về mô hình, Quỹ BLTD hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: chủ tịch quỹ; kiểm soát viên và ban điều hành.

Trong quá trình hoạt động thời gian qua, Quỹ BLTD thực hiện chức năng BLTD để các DNNVV tiếp cận vay vốn tại các tổ chức cho vay. Một số Quỹ BLTD (TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ....) thực hiện thêm nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp.

Phương thức hoạt động của Quỹ BLTD được lựa chọn linh hoạt: hoặc hoạt động độc lập hoặc ủy thác cho quỹ tài chính Nhà nước tại địa phương (như Quỹ đầu tư phát triển địa phương).

Thời gian qua, các Quỹ BLTD đang tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mô hình, phương thức hoạt động, tổ chức bộ máy.

Một số Quỹ BLTD thực hiện giao nhiệm vụ cho quỹ đầu tư phát triển địa phương đang trong quá trình chuyển sang hoạt động theo phương thức độc lập hoặc ủy thác (như TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương…). Một số quỹ tiếp tục bổ sung vốn điều lệ, hoàn thiện các quy trình, quy chế đảm bảo theo quy định như: Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Yên… Sau khi cơ cấu lại, bổ sung đủ vốn điều lệ, các quỹ sẽ tăng cường hoạt động BLTD hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Số lượng Quỹ BLTD từ năm 2018 đến nay

Năm 2018: còn 27 Quỹ BLTD

Năm 2019: còn 27 Quỹ BLTD

Năm 2020: còn 26 Quỹ BLTD (do Quỹ BLTD TP. Đà Nẵng giải thể)

Năm 2021: còn 25 quỹ (Thành lập Quỹ BLTD Đắk Lắk, giải thể Quỹ BLTD tỉnh Quảng Nam và Quỹ BLTD tỉnh Phú Yên)

Năm 2022: Hiện có 25 Quỹ BLTD.

Nguồn vốn của các Quỹ BLTD

Nguồn lực tài chính của các Quỹ BLTD chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách địa phương (cấp vốn điều lệ ban đầu, cấp bổ sung vốn điều lệ). Ngoài ra, nguồn vốn cũng có thể được bổ sung thêm từ nguồn thu từ lãi tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, nguồn vốn ủy thác của các cơ quan, tổ chức kinh tế hoặc từ hoạt động đầu tư.

Tính đến 31/12/2021, có 10 Quỹ BLTD có vốn điều lệ tối thiểu đạt 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số Quỹ BLTD khác có vốn điều lệ chỉ từ 4 - 80 tỷ đồng, Quỹ BLTD Đồng Nai có vốn điều lệ thực có thấp nhất 4 tỷ đồng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay