Thứ tư, 26/06/2024
   

Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 15/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh” theo hình thức trực tiếp và và trực tuyến kết nối hàng chục điểm cầu ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Ngày 15/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh” theo hình thức trực tiếp và và trực tuyến kết nối hàng chục điểm cầu ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

tang cuong kha nang tiep can tin dung cho doanh nghiep nho va vua1

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú; lãnh đạo các Vụ, cục thuộc NHNN; Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng; cùng đại diện một số tổ chức tín dụng (TCTD); ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam; cùng các đại biểu đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội DNNVV Việt Nam; Hiệp hội DNNVV các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thanh viên của Hiệp hội…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống chính sách đồng bộ thông qua việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý, trợ giúp tiếp cận các nguồn lực để phát triển.

NHNN thực hiện vai trò, sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đây là điểm quan trọng để đóng góp vào tạo lập và củng cố môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhiều năm qua, NHNN đã góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Đặc biệt năm 2022 - là 1 năm đầy khó khăn thách thức, tuy nhiên với sự chủ động, linh hoạt, quyết liệt của NHNN thực hiện các giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 3,15%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao 8,02%. Thị trường tiền tệ ngoại hối sau những biến động, nhìn chung đã ổn định được, tỷ giá sau khi mất giá đến 9% vào tháng 10/2022 đã giảm trở lại, kết thúc năm 2022 mất giá 3,5%, thấp hơn rất nhiều so với các đồng tiền trên thế giới và khu vực.

Về mặt bằng lãi suất, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dù mặt bằng lãi suất có tăng lên nhưng đó cũng là xu hướng chung trên thế giới. Từ cuối năm 2022 và bắt đầu từ năm nay, NHNN đã rất tích cực chỉ đạo, điều tiết tiền tệ, kêu gọi sự đồng thuận của các TCTD để giảm lãi suất.

Báo cáo tại hội nghị, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, trong điều hành chính sách tín dụng, NHNN chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Các TCTD chủ động tiếp cận DNNVV, triển khai đa dạng các gói sản phẩm, phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng (bảo lãnh, tài trợ thương mại, phát triển các ứng dụng ngân hàng dành riêng cho DNNVV, quy trình cấp tín dụng ngày càng đơn gian, phù hợp…).

Hiện nay, hầu hết các TCTD đã tham gia cho vay đối với khu vực DNNVV, bình quân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng DNNVV phần lớn tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ (chiếm 56,29%), công nghiệp và xây dựng (40,85%). Các NHTM nhà nước đang cho vay DNNVV chiếm 48,05%; khối NHTM cổ phần cho vay chiếm 47,43%; khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính và Ngân hàng Hợp tác xã cho vay 4,52%.

Là ngân hàng có tỷ lệ cho vay DNNVV nhiều nhất hệ thống, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó TGĐ Agribank cho biết, Agribank xác định DNNVV là đối tượng khách hàng chính. Agribank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên chủ động đưa ra chương trình hỗ trợ vốn cho DNNVV, đã hỗ trợ được rất lớn cho các DNNVV khi dành các mức lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi suất cho vay thông thường. Ngoài ra, Agribank còn triển khai cho vay theo mặt bằng lãi suất mà Chính phủ, NHNN chỉ đạo đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV.

Xác định tiềm năng phát triển từ DNNVV, nhiều năm nay Agribank đã đẩy mạnh cho vay các DNNVV. Dư nợ cho vay tăng dần qua các năm, doanh số cho vay từ năm 2018 đến nay đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng trung bình 5 năm vừa qua là 10,36%.

Ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết, BIDV có tỉ lệ cho vay DNNVV lên đến 24% tổng dư nợ, chiếm 40% trên tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp, với dự nợ tín dụng đạt trên 329.000 tỷ đồng trên tổng tín dụng chung của ngân hàng là 1,5 triệu tỷ đồng. Số lượng khách hàng DNNVV đến nay đạt trên 320.000 khách hàng, chiếm 98% lượng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng, ông Trần Phương cho biết, BIDV đã triển khai rất tích cực trên 6 khía cạnh, đó là: Áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn, từ ngày 5/3/2023 đã thực hiện giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên xuống 5%/năm; chủ động triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho DNNVV từ nguồn vốn của BIDV. 16 gói tín dụng triển khai từ đầu năm, tổng quy mô 700.000 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi phát triển kinh tế…; nghiên cứu cắt giảm thủ tục, thời gian vay vốn, áp dụng quy trình giải ngân một cửa… qua đó giảm thời gian cấp tín dụng cho khách hàng từ 20-30%; phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù, tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp…; tích cực đầu tư công nghệ, lộ trình đưa sản phẩm tín dụng cho DNNVV trên kênh số,…; tăng cường vai trò nhà nước, đưa nguồn vốn, nguồn hỗ trợ cho DNNVV.

Hội nghị cũng đã nghe chia sẻ của các đại diện ngân hàng đến từ Vietcombank CN Đà Nẵng, VietinBank CN Vĩnh Phúc, ACB. Qua phát biểu, đại diện các ngân hàng cũng đều khẳng định, DNNVV là đối tượng ưu tiên và các ngân hàng cũng dành nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, cũng như cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ khách hàng.

Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội thông qua và có hiệu lực được 5 năm, tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hiện DNNVV tiếp cận qua một số kênh, lớn nhất vẫn là qua các NHTM (khoảng 90%), qua Quỹ phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh DNNVV vẫn còn rất nhiều hạn chế liên quan vấn đề về cơ chế. Với dư nợ tín dụng cho DNNVV tính đến tháng 12/22 đạt 2,18 triệu tỷ, tăng 8,12% so với năm 2021, chiếm khoảng 18,33% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

tang cuong kha nang tiep can tin dung cho doanh nghiep nho va vua2

Ông Nguyễn Văn Thân (bên phải) - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của ngành Ngân ngân hàng trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các DNNVV nói riêng, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Các chính sách của NHNN, sự vào cuộc tích cực của các NHTM trong 2 năm qua đã góp phần đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế, cũng như giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Kết luận hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại hội nghị. Phó Thống đốc đánh giá cao cố gắng của các doanh nghiệp, nhất là DNNVV trong điều kiện khôi phục sau dịch, khả năng chống chịu, dự phòng hạn chế nhưng vượt và khôi phục rất nhanh. Các NHTM đã rất linh hoạt trong các thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.

tang cuong kha nang tiep can tin dung cho doanh nghiep nho va vua

Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu chỉ đạo hội nghị

Về định hướng thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay góp phần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cho người dân, doanh nghiệp. Trong năm nay tiếp tục duy trì chính sách lãi suất hợp lý, ổn định. Nếu điều kiện thuận lợi từ nay đến cuối năm NHNN sẽ tiếp tục có động thái tích cực, phù hợp các điều kiện đặt ra;

Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tiếp cận vốn; khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

Triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng, các chương trình tín dụng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với đối tượng ưu tiên, tín dụng chính sách trong đó có đối tượng thụ hưởng là DNNVV; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong cho vay các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách trên toàn quốc; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, nhằm phổ biến kiến thức, hiểu biết của công chúng về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; đăng tải đầy đủ, kịp thời các chương trình, chính sách tín dụng do ngành ngân hàng triển khai để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về các chương trình và cách thức tiếp cận vốn vay; Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV.

Đối với các TCTD, Phó Thống đốc yêu cầu triển khai hiệu quả, kịp thời chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN, trong đó có đối tượng thụ hưởng là DNNVV; tiếp tục tập trung vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV triển khai tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trước những ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.

Chủ động tham gia Chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn và làm việc trực tiếp với khách hàng vay vốn để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng phù hợp với quy định pháp luật.

VNBA NEWS

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay