Thứ bảy, 26/04/2025
   

ShinhanBank Việt Nam giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm BB và triển vọng “Tích cực”

Ngày 28/4/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (ShinhanBank Việt Nam) được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ở mức BB và triển vọng phát triển “Tích cực”, tiếp tục đạt tín nhiệm cao nhất ngang với mức xếp hạng

Ngày 28/4/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (ShinhanBank Việt Nam) được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ở mức BB và triển vọng phát triển “Tích cực”, tiếp tục đạt tín nhiệm cao nhất ngang với mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam do tổ chức này đánh giá.

Theo S&P, việc đánh giá tín nhiệm ShinhanBank Việt Nam được S&P xem xét theo mức xếp hạng tín nhiệm mới nhất của Việt Nam (BB/Tích cực/B) được công bố vào ngày 21/05/2021. Nếu không bị ràng buộc này, xếp hạng tín nhiệm của ShinhanBank Việt Nam sẽ chỉ thấp hơn một bậc so với hồ sơ xếp hạng tín nhiệm (A+) của Tập đoàn Tài chính Shinhan (SFG).

S&P là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới. Quy trình đánh giá và xếp hạng hướng đến sự minh bạch và hoạch định hướng phát triển theo những quy chuẩn của thông lệ quốc tế. Tại S&P, xếp hạng tín dụng là chỉ số thể hiện quan điểm về rủi ro tín dụng.

Theo đánh giá của S&P, ShinhanBank Việt Nam đóng vai trò không thể thiếu trong mục tiêu mở rộng kinh doanh của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan Financial Group - SFG) tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với SFG. Bên cạnh đó, ShinhanBank Việt Nam còn dẫn dắt chiến lược mở rộng của SFG ở Việt Nam bằng cách phối hợp với các tổ chức thành viên phi ngân hàng ở thị trường này, nhằm tăng cơ hội kinh doanh chéo sản phẩm. ShinhanBank Việt Nam là đơn vị mang đến lợi nhuận từ nước ngoài lớn nhất cho ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc và là một đơn vị chủ chốt trong SFG.

Theo số liệu cập nhật mới nhất, trong năm 2021, 10% tổng thu nhập ròng của ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc được tạo ra từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và khoảng 50% nguồn thu nhập này được đóng góp bởi ShinhanBank Việt Nam. Qua đó, S&P cho rằng SFG đã thể hiện cam kết lâu dài với ShinhanBank Việt Nam cũng như thị trường Việt Nam. S&P kỳ vọng ShinhanBank Việt Nam sẽ duy trìsự cân đối giữa mảng doanh nghiệp và bán lẻ trong danh mục cho vay, với mỗi phân khúc chiếm khoảng một nửa tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Cũng theo sự kỳ vọng của S&P, SFG sẽ tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy quá trình vốn hóa của ShinhanBank Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, ShinhanBank Việt Namchưa trả bất cứ khoản cổ tức nào mà sử dụng để tiếp tục tái đầu tư nhằm phát triển kinh doanh ở Việt Nam.

S&P kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng trong nước nói chung, cũng như ShinhanBank Việt Nam nói riêng có thể phát triển ổn định. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6.9% trong năm 2022 và 7.2% vào năm 2023 từ mức 2.5% ở năm 2021 theo dự đoán của S&P. Do đó, S&P đánh giá hồ sơ rủi ro của ShinhanBank Việt Nam sẽ được duy trì ở mức ổn định. Bên cạnh đó, S&P cũng đưa ra nhận định, mảng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng có khuynh hướng hướng tới mảng xuất khẩu nhiều hơn so với các lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch như: xây dựng, vận tải và ngành du lịch.

S&P ước tính tỷ lệ rủi ro đối với các khoản vay được cơ cấu do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 của ShinhanBank Việt Nam chiếm khoảng 3% trong tổng số các khoản cho vay vào cuối năm 2021, tương đương với mức trung bình của các ngân hàng trong nước mà S&P đánh giá.

Trong báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm mới đây của S&P cũng đề cập, ShinhanBank Việt Nam sẽ duy trì quá trình vốn hóa bền vững dựa trên khả năng sinh lời vượt trội của ngân hàng so với các doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam. Với tỷ lệ vốn Cấp 1 theo quy định của ngân hàng ở mức 17,8% vào ngày 30/09/2021, S&P kỳ vọng, lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) của Ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ duy trì sự ổn định bền vững trong vòng 2 năm tới nhờ sự ổn định của biên lãi ròng và chi phí tín dụng. Năm 2021, ROAA của ngân hàng đạt mức 1,8% so với mức trung bình khoảng 1% của phần lớn các ngân hàng nội địa.

ShinhanBank Việt Namcũng đã chính thức công bố triển khai áp dụng các tỷ lệ LCR (Tỷ lệ dự trữ thanh khoản) và NSFR (Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng) trong quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực Basel III từ ngày 20/04/2022.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay