Thứ sáu, 10/01/2025
   

Những khó khăn vướng mắc của SCB khi xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm trong giai đoạn Khởi kiện và Thi hành án

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, SCB cũng gặp một số khó khăn trong quá trình tố tụng tại Tòa án và quá trình Thi hành án cần được tháo gỡ.

Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc tập trung xử lý nợ xấu, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Đặc biệt là năm 2021, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành SCB đặt việc xử lý nợ xấu là mục tiêu trọng điểm trong hoạt động và SCB đã đạt được những kết quả xử lý nợ xấu rất đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được thì SCB cũng gặp một số khó khăn trong quá trình tố tụng tại Tòa án và quá trình Thi hành án cần được tháo gỡ.

1. Đối với quá trình tố tụng tại Tòa án

a. Khó khăn cần tháo gỡ:

Tòa án các cấp khi xét xử cần tôn trọng bảo vệ SCB – Bên nhận bảo đảm ngay tình. (Dẫn chứng về 01 hồ sơ tiêu biểu tại SCB, không nêu tên khách vay và cơ quan xử lý) về việc Tòa án nhân dân chưa bảo vệ quyền lợi của SCB Chúng tôi là người thứ 3 ngày tình, Bản án có hiệu lực của Tòa án thực sự không có cơ sở, không phù hợp với quy định của pháp luật, đưa ra nhận định chủ quan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của SCB, cả hệ thống SCB Chúng tôi cảm thấy hoang mang, lo lắng vì hợp đồng thế chấp có nguy cơ bị tuyên vô hiệu bất cứ khi nào, mặc dù SCB khi nhận thế chấp tài sản và cho vay là hoàn toàn đúng quy định:

- Trước khi nhận thế chấp, SCB có thực hiện việc thẩm định tài sản theo đúng quy trình cấp tín dụng. Bên vay/bên bảo lãnh xác định với SCB là tài sản đang cho thuê/cho mượn, và vẫn dẫn cán bộ tín dụng của SCB khảo sát (chụp hình, ký lập biên bản…) tài sản một cách bình thường.

- Thời điểm nhận thế chấp tài sản, SCB căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho bên vay/bên bảo lãnh và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Tổ chức Công chứng thực hiện công chứng. Từ đó xác định được người có quyền sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Bên cạnh đó, tại thời điểm thực ký kết hợp đồng thế chấp, tài sản thế chấp là tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật giao dịch theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp về quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý, không có bất kỳ ngăn chặn nào từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Ngoài ra theo quy định tại khoản 16 Điều 3, khoản 2 Điều 26 Luật đất đai năm 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

- Hơn thế nữa, hiện nay không có bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc tổ chức tín dụng không nhận thế chấp đối với những tài sản dang cho thuê/cho mượn hoặc bắt buộc chủ tài sản phải trực tiếp quản lý sử dụng tài sản thế chấp trong quá trình tham gia quan hệ tín dụng.

- Căn cứ quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Phần II Văn bản số 64/TATCPC ngày 03/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao như sau: “trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật thì giao dịch thế chấp đó không vô hiệu”.

Như vậy, SCB là bên ngay tình và được pháp luật bảo vệ (văn bản pháp luật cụ thể nêu trên); nhưng không hiểu vì lý do gì, Tòa án (trong những vụ việc trên đây) lại bỏ qua những sự thật hiển nhiên này và đưa ra quyết định hủy hợp đồng thế chấp. Việc hủy hợp đồng thế chế trên không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi ích hợp pháp của SCB nói riêng mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

b. Đề xuất của SCB:

- Đề nghị Tòa án nhân dân các cấp áp dụng đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong quan hệ cấp tín dụng và nhận thế chấp.

- Trong quá trình SCB có Đơn đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao xem xét một số vụ việc theo thủ tục Giám đốc thẩm thì SCB kiến nghị Cơ quan Thi hành án, hoãn thủ tục thi hành án, không hủy Giấy chứng nhận do Ngân hàng đang nhận thế chấp, Cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận mới và đăng ký biến động trong thời gian chờ xét xử lại theo thủ tục Giám đốc thẩm của những vụ án này.

2. Đối với quá trình thi hành án

Thứ nhất: Cần tháo gỡ khó khăn khi phát sinh tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành án:

Trong rất nhiều trường hợp, SCB đang yêu cầu Cơ quan Thi hành án thực hiện thủ tục cưỡng chế, kê biên, phát mãi thì phát sinh tranh chấp tài sản với bên thứ ba. Điều này khiến Cơ quan thi hành án phải tạm hoãn việc thi hành án để chờ kết quả giải quyết vụ án tranh chấp phát sinh theo (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014).

Dẫn chứng về 01 hồ sơ tiêu biểu tại SCB (không nêu tên Khách vay và Cơ quan xử lý) để minh họa việc thi hành án đã kéo dài hơn 9 năm và chưa biết thời gian có thể kết thúc.

Đề xuất của SCB:

Kiến nghị Cơ quan lập pháp xây dựng chế tài đối mạnh mẽ đối với đương sự cố ý không chấp hành án, tạo tranh chấp để kéo dài thời gian thi hành án như: Yêu cầu đương sự khi khởi kiện tranh chấp liên quan đến tài sản đang được thi hành án phải ký quỹ một khoản tiền để bồi thường cho Người được thi hành án nếu tranh chấp đó Người khởi kiện bị bác đơn khởi kiện nhằm: (i) Bản án đã có hiệu lực được thi hành nghiêm minh. (ii) Hạn chế các tranh chấp giả tạo nhằm trốn tránh trách nhiệm phải thi hành án.

- Người được thi hành án (Ngân hàng) bảo toàn được việc thu đủ gốc lãi của khoản vay (rất nhiều trường hợp SCB nếu được thi hành bản án sớm thì SCB thu đủ được toàn bộ gốc lãi, nhưng việc hoãn dẫn đến quá trình thi hành án bị kéo dài 5-10 năm dẫn đến khi xử lý được tài sản, SCB không thể thu đủ gốc lãi). Như vậy cần phải xử lý tiền ký quỹ của người khởi kiện tài sản tranh chấp để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngân hàng và răn đe các đối tượng có ý định kéo dài việc thi hành án để trục lợi.

Thứ hai, Cần tháo gỡ khó khăn trong quá trình thi hành án phát hiện hiện trạng của tài sản bị thay đổi:

Một số trường hợp được ghi nhận trong thực tế, trong quá trình kê biên tài sản thì Cơ quan thi hành án và Ngân hàng mới phát hiện ra tài sản bị thay đổi tăng, giảm diện tích: Nhà cửa có phần xây dựng không phép, sai phép, hoặc không hoàn công; Theo đó, đối với bất động sản bị thay đổi hiện trạng thì Cơ quan thi hành án bắt buộc phải có văn bản gửi phía Cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực xây dựng và đất đai (Ủy ban, Sở/phòng tài quyền, Sở/phòng Quản lý đô thị…) để tìm hướng giải quyết đối với phần diện tích bị thay đổi hiện trạng. Tuy nhiên, việc phối hợp này giữa Cơ quan Thi hành án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thường rất mất thời gian, qua nhiều thủ tục, khiến ảnh hưởng tới việc xử lý tài sản, kéo rất dài.

Đề xuất của SCB:

Kiến nghị với Cơ quan Thi hành án có văn bản phối hợp chung với các Cơ quan nhà nước khác để tạo nên một cơ chế nhanh chóng, thuận lợi hơn trong việc xử lý các tài sản có hiện trạng bị thay đổi tăng, giảm diện tích.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay