Thứ sáu, 27/09/2024
   

NHNN dự thảo thông tư về trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Theo NHNN, đối tượng áp dụng bao gồm: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã được kiểm soát đặc biệt sẽ thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).

Dự thảo thông tư chỉnh sửa khái niệm về khoản nợ, nợ xấu, nợ quá hạn, sử dụng dự phòng rủi ro, khách hàng trên cơ sở vận dụng khái niệm có liên quan tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN để đảm bảo rõ ràng và thống nhất trong quá trình thực hiện. Thông tư 11 là văn bản quy định chung về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Dự thảo thông tư cũng đưa ra yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để vận hành và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ để đảm bảo sự an toàn của tổ chức tín dụng là hợp tác xã trước, trong và sau khi cấp tín dụng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay