Chủ nhật, 22/12/2024
   

Ngân hàng rục rịch định danh khách hàng từ dữ liệu dân cư

Một số ngân hàng bắt đầu thí điểm xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chíp kết nối dữ liệu dân cư quốc gia.

Một số ngân hàng bắt đầu thí điểm xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chíp kết nối dữ liệu dân cư quốc gia.

Ngân hàng Á Châu (ACB) ngày 8/6 công bố triển khai dịch vụ xác thực căn cước công dân gắn chip, thông qua cú bắt tay với Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS).

Trong tháng 7, nhà băng này sẽ thí điểm tính năng mở thẻ tín dụng trực tuyến, sử dụng xác thực căn cước công dân gắn chip. Việc xác thực từ dữ liệu dân cư với các tính năng khác như mở tài khoản, cho vay..., theo lãnh đạo ACB sẽ được áp dụng theo lộ trình, đảm bảo việc áp dụng không bị "ảnh hưởng đột ngột" tới trải nghiệm của khách hàng.

Vào cuối tháng 5, Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng bắt tay với Công ty dịch vụ và công nghệ số Quang Trung để ứng dụng căn cước công dân gắn chip mở tài khoản bằng phương thức định danh điện tử (eKYC).

Động thái này nằm trong kế hoạch khai thác dữ liệu được Ngân hàng Nhà nước nhắc đến gần đây. Thời gian tới, các giao dịch tại quầy và thanh toán online dự kiến bắt buộc phải xác thực khách hàng bằng căn cước công dân gắn chip, góp phần giải quyết triệt để vấn nạn cho thuê, mượn, mua bán tài khoản ngân hàng tồn tại nhiều năm nay.

z4416357322994 88bbd51dad33588 4339 4676 1686242593

Mở tài khoản ngân hàng bằng phương thức định danh điện tử (eKYC). Ảnh: Quỳnh Trang

Sự "bùng nổ" của hình thức định danh điện tử eKYC trong vài năm gần đây giúp khách hàng giao dịch một cách tiện lợi mà không nhất thiết phải trực tiếp tới ngân hàng. Tới cuối 2022, có tới 11,9 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức định danh điện tử và đang hoạt động.

Tuy nhiên, việc định danh điện tử vẫn gặp một số trục trặc như hệ thống không hoặc ghi nhận sai thông tin do giấy tờ tùy thân bị mờ, cũ, hay rủi ro từ việc kẻ gian cố tình giả mạo giấy tờ để gian lận tài chính.

Vướng mắc lớn nhất khi định danh điện tử của các ngân hàng, theo ông Phan Thanh Toàn, Giám đốc dự án ID Check của FPT IS là khó xác định giấy tờ tuỳ thân của khách hàng là thật hay giả mạo. Nhiều kẻ gian lợi dụng kẽ hở của eKYC để dùng giấy tờ hết hạn sử dụng hoặc giấy tờ photo, thay ảnh... khi mở tài khoản và giao dịch. "Các hình thức giả mạo thậm chí tinh vi đến mức khi giao dịch tại quầy, giao dịch viên ngân hàng cũng khó xác định được giấy tờ bị giả mạo", ông Toàn nói.

Dữ liệu của 80 triệu căn cước công dân được mã hóa và toàn vẹn bằng chữ ký số, không thể làm giả hoàn toàn. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với nguồn dữ liệu chuẩn xác từ dữ liệu dân cư quốc gia, theo ông Toàn sẽ giải quyết được nút thắt này, giúp việc định danh khách hàng chính xác gần như tuyệt đối.

Định danh khách hàng chính xác, đặc biệt khi chuyển tiền trực tuyến, có ý nghĩa lớn trong việc dẹp nạn lừa tiền online đang diễn ra tràn lan hiện nay. Trong nhiều vụ lừa đảo thời gian qua, nạn nhân dù biết số điện thoại, biết tài khoản nhận tiền nhưng vẫn khó truy ra kẻ đứng sau vì hầu hết sử dụng thông tin giả, gồm sim rác và tài khoản ngân hàng rác. Nếu giải quyết được tài khoản ngân hàng không chính chủ, lừa đảo trực tuyến có thể giảm được 80-90%, theo Cục an toàn thông tin.

Nguôn: vnexpress.net

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay