Thứ tư, 06/11/2024
   

Ngân hàng kỳ vọng tăng tốc dịch vụ thanh toán

Các cơ quan chức năng đang hoàn thiện dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử. Điều này sẽ tạo nền tảng pháp lý tốt hơn cho các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ thanh toán.

Các cơ quan chức năng đang hoàn thiện dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử. Điều này sẽ tạo nền tảng pháp lý tốt hơn cho các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ thanh toán.

Tuy nhiên, giới ngân hàng cũng bày tỏ một số băn khoăn về một vài điểm còn chưa rõ ràng trong dự thảo văn bản có thể sẽ khó hiểu trong quá trình thực hiện, dễ dẫn đến những rủi ro hoặc tranh chấp có thể xảy ra.

Nền tảng pháp lý cho dịch vụ thanh toán

Một trong những nội dung Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành là phát triển các mô hình ngân hàng số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt... Các ngân hàng cũng được đặt ra yêu cầu phải phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17% vào cuối năm 2025.

Để đáp ứng các yêu cầu về phát triển các dịch vụ tài chính gắn với ứng dụng công nghệ trong thời kỳ mới, việc đảm bảo tính an toàn bảo mật và giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng là yếu tố được các ngân hàng quan tâm hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, nghị định về định danh và xác thực điện tử đang được cơ quan chức năng soạn thảo được các ngân hàng kỳ vọng có thể tạo nền tảng pháp lý chặt chẽ hơn, giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro trong việc thực hiện các dịch vụ thanh toán.

Dự thảo nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các yêu cầu, giao dịch trên môi trường điện tử, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin… Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, thống kê của Hiệp hội Ngân hàng cho biết, dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện khoảng 12 triệu tỷ đồng với số lượng khách hàng rất lớn, việc triển khai nghị định sẽ liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của khách hàng và tổ chức tín dụng rất lớn.

Vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng đã thực hiện lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến các tổ chức hội viên về dự thảo nghị định, đặc biệt lưu ý các quy định liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, công ty Fintech, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính. Thời gian tới, Hiệp hội Ngân hàng cũng sẽ có văn bản góp ý chính thức gửi Bộ Công an nhằm hoàn thiện dự thảo nghị định để đảm bảo việc tổ chức triển khai thực thi nghị định phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý.

Một vài điểm còn băn khoăn

Hiện tại, giới ngân hàng đang đặt kỳ vọng lớn vào việc nghị định về định danh và xác thực điện tử sẽ tạo nền tảng tốt hơn các ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ tài chính số - một trong những mảng kinh doanh trọng yếu đang được phần lớn các ngân hàng quan tâm thời gian tới. Tuy nhiên, một số điểm liên quan đến hoạt động ngân hàng cũng đang được ngân hàng đề cập, cần làm rõ hơn.

Ông Nguyễn Thành Long - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, quy định tại dự thảo có thể hiểu rằng tất các các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh khách hàng điện tử (eKYC) hiện nay cũng buộc phải được Bộ Công an cho phép mới được hoạt động, nếu như vậy thì các ứng dụng eKYC của tất cả các ngân hàng và tổ chức hiện nay có thể bị xem là chưa phù hợp quy định pháp luật. Do đó, theo ông Long, cơ quan soạn thảo cần phân định rõ phạm vi của “Dịch vụ định danh và xác thực điện tử” được hiểu trong nghị định này chỉ là “Dịch vụ định danh và xác thực điện tử có sử dụng dữ liệu cư dân quốc gia” để tránh hiểu lầm với các dịch vụ xác thực người dùng điện tử (eKYC) khác trên thị trường.

Ngoài ra, dự thảo nghị định quy định các cơ quan, tổ chức thực hiện việc khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VneID. Quy định có thể hiểu rằng VneID sẽ là ứng dụng kết nối duy nhất mà các bên khai thác đều phải thông qua cổng này. Theo đó, một trong những vấn đề lo ngại được đặt ra cho người dân là hệ thống VneID liệu có thể đảm bảo được sự kết nối thông suốt cho việc định danh hơn 90 triệu cá nhân?

Theo đại diện của một tổ chức trung gian thanh toán, với việc chỉ duy trì cổng đăng ký và nhập dữ liệu qua một ứng dụng như VneID thì một bộ phận người dân có thể khó truy cập. Từ thực tiễn vận hành của một ứng dụng thanh toán với hơn 30 triệu tài khoản đăng ký, đại diện đơn vị này cho rằng nếu chỉ sử dụng một cổng, một ứng dụng phục vụ 90 triệu người dân thì đòi hỏi nguồn lực duy trì, nguồn lực phục vụ hệ thống rất lớn. Do đó, vị đại diện này cho rằng cần có nhiều cổng nhập liệu và truy cập dữ liệu phục vụ giao dịch.

Ông Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ cơ sở dữ liệu mà các ngân hàng đang có và đã được xác thực là đúng thì có bắt buộc phải kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia hay không, bởi việc kết nối như vậy có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội. Đồng thời, việc kết nối nếu thực hiện thì cũng cần có tiêu chuẩn kết nối, trình tự thủ tục kết nối thống nhất, tránh tình trạng khi triển khai có thể sẽ “tắc” không thực hiện được.

Một vài quy định trong dự thảo nghị định về định danh và xác thực điện tử

- Danh tính điện tử của công dân Việt Nam gồm: Số định danh cá nhân; họ, tên đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; nơi đăng ký thường trú; thông tin sinh trắc học: ảnh chân dung và vân tay.

- Danh tính điện tử của tổ chức gồm: Mã số tổ chức (do hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động sinh ra để quản lý danh tính điện tử của tổ chức); tên tổ chức; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; mã số thuế của tổ chức (nếu có); người đại diện theo pháp luật của tổ chức; mẫu dấu hoặc chứng thư số của tổ chức.

Theo TBTCO

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay