Chủ nhật, 19/01/2025
   

Mcredit - Thành công đến từ sự khác biệt

Năm 2022 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) khi thu hẹp khoảng cách với TOP 2 trên thị trường tài chính tiêu dùng. Đây là kết quả đáng tự hào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng,  trong đó có ngành tài chính - ngân

Năm 2022 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) khi thu hẹp khoảng cách với TOP 2 trên thị trường tài chính tiêu dùng. Đây là kết quả đáng tự hào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng,  trong đó có ngành tài chính - ngân hàng gặp nhiều khó khăn thách thức.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân văn, lấy khách hàng làm trung tâm

Là một trong những công ty tài chính tiêu dùng non trẻ nhưng Mcredit, Công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) và SBI Shinsei Bank (Nhật Bản) đã tạo nên dấu ấn khác biệt trên thị trường tài chính tiêu dùng.

Mang sức trẻ và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, Mcredit chủ động học hỏi những giá trị cốt lõi tốt đẹp của cả hai cổ đông lớn là MBBank và SBI Shinsei Bank để xây dựng cho mình văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân văn từ trong nội bộ công ty và cả đối với khách hàng. “Tân: Sáng tạo - Hiệu quả”; “Tâm: Tôn trọng - Hợp tác”; “Tín: Cam kết - Tin cậy” là những giá trị cốt lõi mà Mcredit xây dựng và luôn hướng tới.

Ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc Mcredit cho biết: Sự khác biệt của Mcredit so với những công ty tài chính tiêu dùng khác trên thị trường đến từ việc lấy khách hàng là trung tâm thay vì lấy sản phẩm là trung tâm và cung cấp cho khách hàng được nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ. Công ty luôn nỗ lực mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng với hệ thống giải pháp tài chính toàn diện và được thiết kế tối ưu phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

mcredit thanh cong den tu su khac biet1

Mcredit nỗ lực mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng với hệ thống giải pháp tài chính toàn diện.

Các sản phẩm Mcredit cung cấp cho khách hàng đều mang những lợi thế vượt trội như thủ tục xét duyệt nhanh gọn, lãi suất cạnh tranh… Đồng thời, để tạo thuận lợi tối đa trong việc thanh toán của khách hàng, Mcredit đã kết nối 26.884 điểm thanh toán Payoo, MoMo, Viettel, VnPost và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của MBBank trên toàn quốc.

Cung cấp cho khách hàng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ

Không chỉ gắn kết chặt chẽ và khai thác được nhiều lợi thế từ tập đoàn, Mcredit còn đang cho thấy vai trò quan trọng của mình khi đóng góp ngược trở lại vào sự phát triển chung của cả 2 tập đoàn.

Ngoài phần góp về lợi nhuận tăng trưởng ổn định hàng năm, vị trí của Mcredit còn giống như điểm chạm đầu tiên cho rất nhiều khách hàng tiếp cận được và tiếp cận thêm thành công với các sản phẩm dịch vụ tài chính khác của MB Group.

Nhiều khách hàng sau thời gian sử dụng sản phẩm tín dụng của Mcredit và chứng minh lịch sử thanh toán tốt, đã tăng hạng tín nhiệm và tiếp cận được với những sản phẩm ưu đãi hơn của MBBank cũng như các công ty thành viên khác của tập đoàn.

Theo CEO Mcredit, nói đến cho vay tiêu dùng, thường thị trường chỉ biết đến sản phẩm cho vay tiền mặt và cho vay trả góp, gần đây là thẻ tín dụng. Ngoài những sản phẩm cơ bản này, Mcredit còn phối hợp với tập đoàn, các công ty con khác trong hệ sinh thái MB Group triển khai thêm một số sản phẩm, dịch vụ tài chính liên kết như bảo hiểm, cho vay đồng tài trợ, cho vay có tài sản đảm bảo, nhận cầm cố tài sản, bảo lãnh khoản vay… hướng tới nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng.

Tích cực chuyển đổi số và tối ưu dữ liệu

Với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm và tầm nhìn trở thành dịch vụ tài chính số thuận tiện nhất cho khách hàng, những chuyển đổi của Mcredit thời gian qua đã được thị trường đón nhận tích cực.

Xác định chuyển đổi số và dữ liệu sẽ giúp khách hành nhanh chóng tiếp cận sản phẩm với chi phí rẻ, công ty đã chú trọng đầu tư nền tảng hạ tầng về công nghệ thông tin, dữ liệu và phân tích dữ liệu. Đến nay, phần lớn quy trình/dịch vụ nội bộ mục tiêu của Mcredit đã được số hóa. Tỷ lệ cuộc gọi tự động thành công cao giúp tiếp cận từng phân khúc khách hàng nhanh chóng và dễ dàng. Sự dịch chuyển này đã giúp công ty có khả năng cung ứng dịch vụ rẻ hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Song song với kênh dịch vụ truyền thống, hiện Mcredit đã chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ trên kênh số, dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu và cá nhân hóa khách hàng giúp việc đánh giá rủi ro về mặt tín dụng được nhanh chóng hơn, chính xác hơn. Từ đó cải thiện thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đồng thời khách hàng cũng tìm đến Mcredit nhiều hơn qua những tiện ích đó.

mcredit thanh cong den tu su khac biet2

Mcredit tập trung chuyển đổi số với sự ra đời và phát triển của ứng dụng Mcredit.

Ông Lê Quốc Ninh cho biết, số lượng khách hàng được tiếp cận các sản phẩm của Mcredit trong năm 2022 tiếp tục tăng mạnh mẽ, giúp Mcredit tăng thị phần trên thị trường tài chính tiêu dùng và thu hẹp khoảng cách với TOP 2.

Nỗ lực để trở thành “người dẫn đầu”

Ghi nhận trong năm 2022, dù thị trường tài chính tiêu dùng gặp nhiều khó khăn nhưng Mcredit có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ bình quân thị trường. Thương hiệu Mcredit được nâng cao với tỷ lệ nhận diện thương hiệu trên 60%, tăng 21% so với năm 2021.

Một trong những chiến lược của Mcredit trong giai đoạn 2022-2026 là vươn lên số 1 về mặt hiệu quả, Top 2 về quy mô và phục vụ được lượng khách hàng tiềm năng gấp khoảng 10 lần so với năm 2020.

Để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, Mcredit xác định sẽ cần chuyển đổi nhanh hơn nữa để trở thành người dẫn đầu. Và tất cả những chuyển đổi ở Mcredit đều đang tạo ra hiệu quả. Việc vận hành hệ thống rẻ hơn, tiết kiệm chi phí, chuyển đổi số tốt hơn để phục vụ khách hàng nhiều hơn. Tốc độ tăng nhân sự thấp hơn rất nhiều lần so với tăng trưởng hoạt động, bên cạnh đó nhân sự được tối ưu nên chắc chắn Mcredit sẽ cán đích sớm trước thời hạn, ông Ninh chia sẻ.

Thời gian tới Mcredit tiếp tục kiên định với chiến lược đã đặt ra, bao gồm: Tăng tốc triển khai 6 chuyển dịch chiến lược có hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, gắn tăng trưởng với chất lượng tín dụng và phát triển khách hàng. Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo các chỉ số an toàn và tối ưu chi phí vốn… Mở rộng, thu hút khách hàng mới với rủi ro thấp, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung cung cấp thêm cho khách hàng hiện hữu những sản phẩm tiện ích hơn nữa, có những chính sách khuyến mại, ưu đãi sớm, ngay tại thời điểm khách hàng tiếp cận với công ty.

Đặc biệt, chuyển đổi số tiếp tục là động lực chính trong năm 2023 để đạt các mục tiêu về tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Định hướng chuyển dịch từ multi-channel sang omni-channel giúp tăng cường khả năng kết nối với khách hàng từ đó thu hút và “giữ chân” khách hàng tốt, nâng cao lượng khách hàng tiềm năng và giúp thương hiệu được nhiều người đánh giá cao, tin tưởng hơn. 

mcredit thanh cong den tu su khac biet3

Những chuyển đổi đúng hướng giúp tỷ lệ nhân diện thương hiệu Mcredit tăng cao.

Theo dự báo, kinh tế thế giới năm 2023 có dấu hiệu suy thoái trong ngắn hạn, tình trạng lạm phát tăng cao. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng với nội lực của mình, Mcredit sẽ biến khó khăn chung thành cơ hội, cố gắng phát huy lợi thế một cách tối ưu nhất, tăng cường thêm khả năng cung ứng dịch vụ đến những khách hàng tốt, khách hàng có nhu cầu thực sự để sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Nguồn: MCredit

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay