Chủ nhật, 24/11/2024
   

Kinh tế tuần hoàn - Mô hình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường

Đặc điểm chính của kinh tế tuần hoàn (KTTH) là tăng cường: sửa chữa và tái sản xuất sản phẩm; tái chế nguyên vật liệu, sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn; tái sử dụng, tăng năng suất vật liệu, cải thiện việc sử dụng tài sản và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Đặc điểm chính của kinh tế tuần hoàn (KTTH) là tăng cường: sửa chữa và tái sản xuất sản phẩm; tái chế nguyên vật liệu, sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn; tái sử dụng, tăng năng suất vật liệu, cải thiện việc sử dụng tài sản và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

KTTH là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

KTTH tập trung vào các sản phẩm dịch vụ có tác động tiêu cực giảm thiểu tới môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường. Đây chính là khác biệt lớn nhất của KTTH so với kinh tế tuyến tính truyền thống (còn gọi là kinh tế một chiều), vốn chỉ quan tâm tới khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm tối đa hóa sản lượng và phục vụ sản xuất, tiêu dùng, dẫn đến tồn đọng lượng rác khổng lồ thải ra ngoài môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong khi đó, KTTH chú trọng việc quản lý và sử dụng tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh xả chất thải ra ngoài môi trường. Việc tận dụng tài nguyên trong KTTH có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: tái sử dụng, tái chế, sửa chữa và thu hồi nguyên vật liệu.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã khá thành công khi triển khai KTTH trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khối Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên là một trong những điển hình khi đi đầu trong việc tiếp cận thực hiện KTTH, với việc thông qua 2 kế hoạch, đó là kế hoạch hành động KTTH và kế hoạch thiết kế sinh thái 2016-2019. Theo đó, mỗi quốc gia thành viên triển khai các hoạt động, hành động theo điều kiện của mỗi nước nhưng phải bảo đảm sự thống nhất thực hiện KTTH theo 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm sản xuất; tiêu dùng; quản lý chất thải; biến chất thải thành nguyên liệu thứ cấp).

KTTH chú trọng việc quản lý và sử dụng tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh xả chất thải ra ngoài môi trường. Việc tận dụng tài nguyên trong KTTH có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: tái sử dụng, tái chế, sửa chữa và thu hồi nguyên vật liệu.

Kế hoạch hành động của EU xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH gồm: nhựa, chất thải thực phẩm, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, nhiên liệu sinh khối, sản phẩm sinh học.

Các hành động thực tiễn được EU triển khai thực hiện như: bảo đảm các quy tắc pháp lý đối với hàng tiêu dùng; các quy định về phân bón; kết nối các nhà sản xuất và nhà đầu tư đến với nhau để tăng cường nền KTTH; thành lập Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) nhằm tăng cường nhận thức và sự tham gia của các nhà đầu tư. Ngày 27 tháng 3 năm 2019, Nghị viện châu Âu đã nhất trí về đề xuất xử lý rác thải biển đến từ 10 sản phẩm nhựa sử dụng một lần cũng như các loại dụng cụ đánh bắt cá bị vứt bỏ và nhựa phân hủy oxo.

Tháng 3/2020, EU đã đưa ra kế hoạch hành động KTTH mới của EU với các sáng kiến cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ thiết kế và sản xuất đến tiêu thụ, sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và đưa các nguồn lực trở lại nền kinh tế với các biện pháp lập pháp và phi lập pháp, trong đó nhằm vào mục tiêu các lĩnh vực mà hành động ở cấp độ EU mang lại giá trị gia tăng.

Để cụ thể hóa tiến trình chuyển đổi sang KTTH, các quốc gia thành viên của EU đã có những hành động chính sách để triển khai, điển hình. Chẳng hạn như Phần Lan chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, như: dự báo các xu hướng phát triển trên thế giới; tập huấn tăng cường năng lực cho các Bộ, ngành; phát triển KTTH trung tính về carbon; tham gia các diễn đàn, dự án phục vụ phát triển kinh tế bền vững; thúc đẩy các mô hình sản xuất tái tạo và phục hồi, giảm thiểu rác thải; kết nối tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và thân thiện với môi trường, cũng là quốc gia đầu tiên xây dựng và ban hành lộ trình phát triển KTTH quốc gia.

Năm 2016, Phần Lan xây dựng, phát triển KTTH với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, đại diện khu vực công, khu vực tư nhân, các tổ chức, trong đó bao gồm 06 dự án chiến lược và các chương trình thí điểm.

Hay như Cộng hòa Liên bang Đức đã xác định tuần hoàn vật liệu giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế. Năm 1999, Đức đã ban hành Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín, với mục đích để thực hiện việc xử lý chất thải tương thích với môi trường cũng như khả năng đồng hóa chất thải; thúc đấy nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất điện và nhiệt.

Đức còn phát triển các chính sách năng lượng, công nghiệp và môi trường rất cụ thể ở cấp quốc gia, có vị thế trong lĩnh vực này ở châu Âu, với khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ về môi trường, đã giúp Đức trở thành quốc gia tiên phong trong phát triển bền vững, kinh tế carbon thấp hiệu quả hơn và tương thích với tăng trưởng (OECD, 2012).

Tại Mỹ, KTTH được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào thị trường, ngoài nhà nước, các chủ thể thị trường khác (doanh nghiệp, các tổ chức có tư cách pháp nhân) được tham gia kinh doanh và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ (kể cả các hàng hóa và dịch vụ về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu) thực hiện theo quy luật cung - cầu của thị trường. Từ đó, khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức... tham gia và sáng kiến phát triển KTTH, đồng thời nhân rộng các điển hình làm tốt.

Kết quả là môi trường của Mỹ được bảo vệ, xã hội có thêm công ăn việc làm, Nhà nước không phải chi tiền cho việc xử lý ô nhiễm do rác thải điện tử và rác thải, rác thải còn được tuần hoàn xử lý và mang lại hiệu quả kinh tế.

Ở châu Á, Nhật Bản được coi là một điển hình thực hiện KTTH tiếp cận ở cấp độ quốc gia. Năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện KTTH bằng việc xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”; Nhờ vậy, Nhật Bản đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ tái chế cao hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản bảo đảm rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30-40% ở châu Âu, trong đó các thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên.

Khi nói đến việc làm thực sự cho KTTH là thể hiện các hoạt động thiết thực, tính toàn diện và sự hợp tác của cộng đồng xã hội. Cộng đồng cũng đóng một vai trò quan trọng bằng cách tách rời các vật liệu tái chế, trả phí tái chế trực tiếp và giữ các công ty để hạch toán khi cần thiết. Các nhà sản xuất thực hiện nghĩa vụ của họ bằng cách sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn và tạo ra các sản phẩm lâu dài hơn, dễ sửa chữa và tái chế.

Ở Nhật Bản, việc triển khai KTTH không chỉ giúp các hoạt động kinh tế của Nhật Bản phát triển mà còn mang lại lợi nhuận cao, tạo việc làm cho người dân.

Từ các mô hình, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, để bảo vệ môi trường Việt Nam cần có thay đổi trong cách tiếp cận về KTTH. Theo đó, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý, chính sách, quy định về KTTH, trong đó quy định cụ thể về các mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm phải thực hiện của các đơn vị sản xuất nguyên liệu, vật liệu; các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm thực hiện KTTH…

Bên cạnh đó, cần xây dựng khung giám sát trên tiến trình chuyển đổi sang KTTH phù hợp với điều kiện kỹ thuật, tài chính, nhân lực của Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về KTTH; chủ động hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin KTTH; Xây dựng diễn đàn chung, chia sẻ kinh nghiệm thành công trong quá trình chuyển đổi thực hiện KTTH để khích lệ, cổ vũ ý thức bảo vệ môi trường…

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay