Chủ nhật, 22/12/2024
   

Kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm lại

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) tháng 4/2023 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,4% năm 2022 xuống 2,8% năm 2023, trước khi ổn định ở mức 3,0% vào năm 2024.

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) tháng 4/2023 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,4% năm 2022 xuống 2,8% năm 2023, trước khi ổn định ở mức 3,0% vào năm 2024.

Các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm rõ rệt, từ 2,7% vào năm 2022 xuống 1,3% vào năm 2023. Trong khi đó, các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển được kỳ vọng có mức tăng trưởng cao hơn lần lượt là 3,9% năm 2023 và 4,2% vào năm 2024. Các dự báo mới nhất của IMF đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực đều thấp hơn so với các đánh giá được đưa ra trước đó.

Theo IMF, trong một kịch bản kinh tế với sự gia tăng căng thẳng trong lĩnh vực tài chính, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống còn khoảng 2,5% vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển giảm xuống dưới 1%. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 8,7% năm 2022 xuống 7,0% vào năm 2023 do giá hàng hóa thấp hơn nhưng lạm phát cơ bản (lõi) có thể sẽ giảm chậm hơn. Trong hầu hết các trường hợp, IMF dự báo lạm phát khó có khả năng quay trở lại mục tiêu trước năm 2025.

Quá trình phục hồi khó khăn

Báo cáo của IMF đánh giá, nền kinh tế thế giới một lần nữa ở trong một thời điểm có mức độ không chắc chắn cao, với các tác động tích lũy của những cú sốc bất lợi trong ba năm qua, đáng chú ý nhất là đại dịch COVID-19 và cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine - biểu hiện theo những cách không lường trước được. Thúc đẩy bởi nhu cầu bị dồn nén, sự gián đoạn nguồn cung kéo dài, và giá cả hàng hóa tăng đột biến, lạm phát năm 2022 đã tăng ở mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ ở nhiều nền kinh tế, dẫn đến việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh để đưa lạm phát trở lại mục tiêu và neo giữ cho kỳ vọng lạm phát.

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tăng nhanh mà mạnh các mức lãi suất để chống lạm phát, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại, những rủi ro đối với hệ thống ngân hàng đã trở thành hiện thực tại Hoa Kỳ và châu Âu đã khiến cho hệ thống tài chính trở nên căng thẳng và làm tăng mối lo ngại về mất ổn định tài chính.

Nhìn chung các ngân hàng có thanh khoản tốt và vị thế vốn cho thấy rằng họ sẽ có thể hấp thụ các tác động của thắt chặt chính sách tiền tệ và thích ứng nhịp nhàng. Tuy nhiên, một số các tổ chức tài chính với mô hình kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mức lãi suất danh nghĩa cực kỳ thấp những năm qua đã đột ngột rơi vào tình trạng khó khăn bởi đã không chuẩn bị hoặc không thể thích nghi với tốc độ tăng nhanh của lãi suất.

Sự đổ vỡ bất ngờ của hai ngân hàng chuyên biệt tại Hoa Kỳ vào giữa tháng 3/2023 và sự sụp đổ niềm tin vào Credit Suisse - một ngân hàng toàn cầu có vai trò quan trọng - đã làm náo động thị trường tài chính, khi người gửi tiền và các nhà đầu tư đánh giá lại sự an toàn nắm giữ của họ và rút tiền ra khỏi các tổ chức và các đầu tư được coi là dễ bị tổn thương. Mặc dù có những hành động chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng và trấn an thị trường, một số người gửi tiền và nhà đầu tư đã trở nên rất nhạy cảm với bất kỳ tin tức nào.

Kể từ giữa năm 2022, lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm. Giá nhiên liệu và năng lượng giảm, đặc biệt là Hoa Kỳ, khu vực đồng euro và Mỹ Latinh. Để làm giảm nhu cầu và hạ nhiệt lạm phát cơ bản (cốt lõi), hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất kể từ năm 2021, với tốc độ nhanh hơn, mạnh và đồng bộ hơn so với các đợt thắt chặt tiền tệ toàn cầu trước đây sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mặc dù vậy, cả tỷ lệ lạm phát chung và lạm phát cơ bản vẫn cao gấp đôi so với mức trung bình trước năm 2021 và vượt xa so với mục tiêu của hầu hết các quốc gia. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các nền kinh tế phản ánh mức độ chịu tác động trước những cú sốc cơ bản. Lạm phát chung đang ở mức xấp xỉ 7%/năm tại khu vực đồng euro, với một số quốc gia thành viên lên tới 15%; lạm phát tại Vương Quốc Anh là trên 10%, khiến ngân sách hộ của gia đình gặp khó khăn. Ảnh hưởng của các cú sốc giá cả và thị trường lao động khó khăn chưa từng cso cũng đang chuyển thành các áp lực lên giá cả và lạm phát dai dẳng hơn.

Sự thắt chặt của thị trường lao động một phần phản ánh nguồn cung lao động phục hồi chậm sau đại dịch. Tỷ lệ cơ hội việc làm cho người thất nghiệp tại Hoa Kỳ và khu vực đồng euro cuối năm 2022 ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Cùng lúc, áp lực chi phí tiền lương cho đến nay vẫn được giữ nguyên bất chấp sự thắt chặt của thị trường lao động, và không có dấu hiệu của một vòng xoáy tiền lương - giá cả, trong đó cả tiền lương và giá cả tăng tốc song song trong một thời gian dài.

Kỳ vọng lạm phát cho đến nay vẫn tiếp tục được neo giữ, với các nhà dự báo chuyên nghiệp duy trì tỷ lệ lạm phát dự kiến 5 năm tới của họ gần mức trước đại dịch. Để đảm bảo điều này, các ngân hàng trung ương lớn nhìn chung đã kiên quyết trong việc truyền đạt thông điệp của họ về sự cần thiết của lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt, báo hiệu rằng lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn nhằm giải quyết lạm phát dai dẳng.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023, thị trường tài chính hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ ít thắt chặt chính sách tiền tệ hơn đề xuất của chính các NHTW, dẫn đến một sự khác biệt làm tăng rủi ro đối với việc định giá lại thị trường. Điều này thể hiện rõ nhất trong trường hợp của Hoa Kỳ.

Do hậu quả của đại dịch và biến động kinh tế trong ba năm qua, nợ tư nhân và nợ công đã tăng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ ở hầu hết các nền kinh tế và vẫn ở mức cao, mặc dù đã giảm vào năm 2021 -2022 sau sự phục hồi kinh tế từ COVID-19 và sự gia tăng lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt - đặc biệt là bởi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn - đã dẫn đến sự gia tăng mạnh chi phí trong việc vay nợ, gây lo ngại về tính bền vững về nợ của một số nền kinh tế, nhất là tại các thị trường mới nổi và đang phát triển. Tỷ lệ các nền kinh tế đứng trước rủi ro do khó khăn nợ vẫn còn cao trong bối cảnh lịch sử, khiến nhiều trong số đó dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc tài chính bất lợi nếu không có các hành động chính sách.

Cú sốc cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine tháng 02/2022 tiếp tục để lại dư chấn trên toàn cầu. Hoạt động kinh tế ở châu Âu năm 2022 đã kiên cường hơn dự kiến trong bối cảnh tác động tiêu cực bởi điều kiện thương mại khó khăn do chiến tranh và trừng phạt kinh tế. Các biện pháp hỗ trợ ngân sách lớn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp được triển khai để giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.

Sự tăng giá được thúc đẩy sự định hướng lại nguồn cung khí đốt đến châu Âu, cùng với nhu cầu giảm bớt trong bối cảnh mùa đông tương đối ôn hòa cũng như sự điều chỉnh của các ngành công nghiệp để thay thế khí đốt và thay đổi quy trình sản xuất. Dầu và giá gas cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ mức đỉnh vào giữa năm 2022. Sự kết hợp các biện pháp và các kênh này đã làm giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, với kết quả tốt hơn mong đợi về mức tiêu dùng và đầu tư trong quý III/2022.

Ngoài châu Âu, giá lương thực và năng lượng giảm trên diện rộng trong quý 4 năm 2022- mặc dù vẫn còn cao - đã giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu hàng hóa, góp phần vào sự sụt giảm lạm phát toàn phần. Việc duy trì mức giá thấp hơn trong năm nay sẽ phụ thuộc vào việc có thêm các cú sốc nguồn cung hay không.

Một trong những điểm tích cực có thể đem lại động lực cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu đó là việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế COVID, mở cửa trở lại và nền kinh tế của quốc gia này có được tăng trưởng. Điều này có thể sẽ tạo ra tác động lan tỏa tích cực nhất là cho các quốc gia có liên kết thương mại mạnh mẽ hơn và phụ thuộc vào du lịch Trung Quốc.

Triển vọng đầy thách thức

Quá trình phục hồi của kinh tế thế giới trở lại với mức tăng trưởng như trước khi xảy ra các cú sốc liên tiếp trong năm 2022 và khủng hoảng gần đây trong khu vực tài chính ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hơn một năm sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine và làn sóng bùng phát các biến chủng Covid-19, nhiều nền kinh tế vẫn đang tiếp tục hấp thụ tác động của các cú sốc. Sự thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu gần đây cũng đang cản trở sự phục hồi. Kết quả là nhiều nền kinh tế dường như đang chứng kiến mức tăng trưởng thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng trong năm 2023. Hơn nữa, mặc dù các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để giảm lạm phát thì lộ trình ổn định lạm phát có thể vẫn còn kéo dài. Trong trung hạn, triển vọng tăng trưởng cũng có phần kém tươi sáng hơn trong hàng thập kỷ.

Kịch bản cơ sở của IMF giả định rằng sự bất ổn của khu vực tài chính được kiểm soát và không gây ra sự gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu với suy thoái kinh tế lan rộng. Giá hàng hóa nhiên liệu và phi nhiên liệu nói chung dự kiến sẽ giảm vào năm 2023, trong bối cảnh cầu chậm lại. Giá dầu thô được dự đoán sẽ giảm khoảng 24% vào năm 2023 và giảm thêm 5,8% vào năm 2024, trong khi giá hàng hóa phi nhiên liệu nhìn chung không thay đổi. Các dự báo cũng dựa trên giả định rằng lãi suất toàn cầu sẽ giữ được giữ ở mức cao lâu hơn dự kiến.

Tại thời điểm tháng 10/2022 các ngân hàng trung ương vẫn tập trung vào việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu đồng thời triển khai các công cụ để duy trì sự ổn định tài chính khi cần thiết. Các chính phủ dự kiến sẽ rút dần hỗ trợ chính sách tài khóa khi giá hàng hóa giảm, bằng cách thu hẹp quy mô, phạm vi các gói hỗ trợ được thiết kế để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi tác động của giá nhiên liệu và năng lượng tăng đột biến vào năm 2022.

Dự báo cơ bản của IMF là tăng trưởng toàn cầu ước tính đạt 2,8% vào năm 2023, thấp hơn 0,1 điểm % với dự đoán trong Bản cập nhật WEO tháng 01/2023, sau đó tăng lên 3,0% vào năm 2024. Dự báo này cho những năm tới thấp hơn nhiều so với những gì được mong đợi trước đây sự khởi đầu của những cú sốc bất lợi kể từ đầu năm 2022. So với dự báo của IMF tháng 01/2022, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 được cho là thấp hơn 1,0 điểm %.

Đối với các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng được dự đoán là giảm 1/2 vào năm 2023 xuống còn 1,3%, trước khi tăng lên 1,4% vào năm 2024. Mặc dù dự báo cho năm 2023 cao hơn một chút (0,1 điểm %) so với bản cập nhật WEO tháng 1/2023, nó thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng 2,6% hồi tháng 1/2022. Khoảng 90% các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ suy giảm tăng trưởng vào năm 2023.

Đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, triển vọng kinh tế nhìn chung khả quan hơn, nhưng khác biệt tương đối giữa các khu vực. Trung bình, tăng trưởng của EMEs dự kiến sẽ là 3,9% vào năm 2023 và sẽ tăng lên 4,2% vào năm 2024. Dự báo cho năm 2023 thấp hơn 0,1 điểm % so với bản cập nhật WEO tháng 1/2023 và thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 4,7% hồi tháng 1/2022.

Theo SBV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay