Thứ hai, 25/11/2024
   

Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam

Ngày 07/06, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tọa đàm kỹ thuật với chủ đề “Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy chương trình cải cách bình đẳng giới tại

Ngày 07/06, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tọa đàm kỹ thuật với chủ đề “Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy chương trình cải cách bình đẳng giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

Khuyen nghi chinh sach va thao luan

Quang cảnh tọa đàm “Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam”

Tọa đàm có sự tham dự của đại diện các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước, các thành viên Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế… Tại đây, các đại biểu đã trao đổi về những phát hiện trong quá trình nghiên cứu chính sách tín dụng hỗ trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và việc áp dụng hệ thống phân tách dữ liệu theo giới; đồng thời chia sẻ các khuyến nghị từ phía ADB. Trên cơ sở những thông tin thu được từ tọa đàm, ADB sẽ hoàn thiện các báo cáo tư vấn và chuyển tới ngân hàng nhà nước để xem xét, áp dụng.

Theo ông Reuben Jessop - Chuyên gia tư vấn tài chính quốc tế và bà Lê Thanh Tâm - Chuyên gia tư vấn tài chính quốc gia từ Công ty Palladium đã chia sẻ về những phát hiện và khuyến nghị chính đối với chính sách tín dụng và khung giám sát liên quan nhằm thúc đẩy ngân hàng nhà nước do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.

Ông Reuben Jessop cho rằng, phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ là những khách hàng trung thành và có khả năng cao mang lại lơi nhuận cho tổ chức tín dụng. Phụ nữ quảng bá mạng lưới tổ chức tín dụng và khi hài lòng với dịch vụ, có nhiều khả năng họ sẽ giới thiệu khách hàng mới hơn so với nam giới. Các khoản vay của cá nhân và doanh nghiệp nữ, các khoản cho vay bán lẻ của phụ nữ thường ít rủi ro hơn và có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Trong khi đó, phụ nữ cũng có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và các doanh nghiệp nữ cũng thường tự cấp vốn.

Rà soát chính sách tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam, bà Lê Thanh Tâm nhận định, hiện có nhiều quy định hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ nói riêng, tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp này và tăng khả năng tiếp cận tài chính; giảm lãi suất cho vay; Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực cụ thể có thể được vay tín chấp; hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và sau đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản đối với chính sách tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Ông Reuben Jessop khuyến nghị ngân hàng nhà nước và các nhà hoạch định chính sách cần thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ như một biện pháp phòng ngừa tích cực nhằm bảo vệ các ngân hàng trước tình trạng suy giảm danh mục cho vay; cải thiện các cơ chế bảo lãnh tín dụng và dịch vụ tư vấn để hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; xây dựng kiến thức và chuyên môn cho các tổ chức tài chính, tập trung vào các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Đối với các tổ chức tài chính, ông Reuben Jessop cho rằng, cần theo dõi dữ liệu phân tách theo giới tính ở cấp độ công ty và danh mục đầu tư; xây dựng chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ như: đẩy mạnh số hóa và khai thác tốt hơn thông tin khách hàng trong quá trình thẩm định, xem xét cung cấp các chương trình giáo dục tài chính thiết thực nhằm hỗ trợ khách hàng nâng cao chất lượng hồ sơ tài chính…

Bên cạnh đó, ông Reuben Jessop cũng chia sẻ những phát hiện chính và khuyến nghị cho Việt Nam trong triển khai thu thập dữ liệu tín dụng phân tách theo giới nhằm thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vị chuyên gia cho rằng, việc thu thập và sử dụng dữ liệu về giới là cần thiết để các nhà hoạch định chính sách hiểu được các rào cản chính đối với việc tiếp cận tài chính của phụ nữ, tạo ra các chính sách và thực tiễn mục tiêu để giải quyết, đánh giá kết quả.

Dữ liệu về giới tính rất cần thiết đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để có thể xác định quy mô thị trường, hiểu các cơ hội của phân khúc, tăng mức độ tương tác của khách hàng và phục vụ nhiều khách hàng nữ hơn. Thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu phân tách theo giới cần có thời gian và đầu tư, nhưng có thể mang lại tác động thực sự cho phụ nữ, cộng đồng và nền kinh tế quốc gia.

Đưa ra kiến nghị với ngân hàng nhà nước, ông Reuben Jessop cho rằng, cần cân nhắc việc yêu cầu các tổ chức tài chính theo dõi dữ liệu phân tách theo giới tính ở cấp độ công ty và danh mục đầu tư để Chính phủ có thể phát triển và theo dõi doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trên cơ sở bằng chứng và các chính sách tài chính toàn diện dựa trên giới tính; đồng thời nghiên cứu các phương án khảo sát tài chính toàn diện quốc gia “bên cầu” cho Việt Nam. (Dữ liệu “phía cầu” được thu thập thông qua khảo sát hộ gia đình).

Phát biểu tại tọa đàm, bà Chu Hồng Minh - Chuyên gia tài chính cao cấp ADB, Giám đốc Dự án cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là một trong những đối tượng tiềm năng với các ngân hàng thương mại. Nội dung tọa đàm đã đi sâu vào những vấn đề ngân hàng nhà nước quan tâm, từ đó đưa ra những đề xuất, tư vấn, khuyến nghị để Lãnh đạo ngân hàng nhà nước có thể xem xét, áp dụng đối với các chính sách tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

Theo SBV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay