Thứ tư, 22/01/2025
   

Hội nghị về tăng cường hiệu quả phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Ngày 20/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”
tang-cuong-hieu-qua-phong-chong-rua-tien-trong-giao-dich-tien-ma-hoa_6509968ae6c2b.jpg
Tăng cường hiệu quả phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Ngày 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa” trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại diện một số ủy ban khác của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước; Cục Phòng, chống rửa tiền; Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An, Ủy ban Giám sát Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, Viện Kinh tế số, các tổ chức tín dụng, công ty công nghệ trong và ngoài nước như BMC, Alpha True, AICs, Nami Foundation, SCI Labs, Medoo,…cùng hơn 500 cán bộ thuộc các hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam tham dự trực tiếp và qua các điểm cầu truyền hình trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tỉnh, thành phố.

Nội dung hội nghị nhằm triển khai các qui định của pháp luật về phòng chống rửa tiền đến các hội viên đồng thời khuyến cáo nguy cơ rửa tiền trong các giao dịch tiền mã hoá, tài sản số, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng với sự chuyển đổi số mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, các tổ chức tội phạm sử dụng nhiều phương thức tinh vi để rửa tiền nhất là đối với các giao dịch tiền mã hoá.

Hội nghị đưa ra 3 khuyến nghị nhằm nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tài sản số trên một số điểm sau:

Một là, nhận diện tài sản số là một loại tài sản mà Bộ Luật dân sự Việt Nam đã công nhận.

Hai là, các định chế tài chính cần xây dựng Quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản số đối với các giao dịch qua tài khoản cá nhân.

Ba là, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật.

Thông qua hội nghị, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cam kết thúc đẩy các nguyên tắc quản trị và tuân thủ theo thông lệ quốc tế từ các tiêu chuẩn cao nhất của Basel cũng như quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH-15, quy tắc chống rửa tiền AML/CFT của FAFT cũng như các tổ chức quốc tế, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ các định chế tài chính nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong các lĩnh vực trên.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay