Thứ sáu, 29/11/2024
   

Hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng đã có sự đổi mới mạnh mẽ

“Hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng hiện nay đã có sự đổi mới mạnh mẽ, vươn lên tầm cao mới. Các hoạt động thanh toán mới, dựa trên nền tảng công nghệ như: App, trung gian thanh toán (NAPAS), ví điện tử... đã đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp một cách đầy đủ, minh

“Hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng hiện nay đã có sự đổi mới mạnh mẽ, vươn lên tầm cao mới. Các hoạt động thanh toán mới, dựa trên nền tảng công nghệ như: App, trung gian thanh toán (NAPAS), ví điện tử... đã đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp một cách đầy đủ, minh bạch và an toàn”, đó là khẳng định của TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Thời gian qua, các ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang khuyến khích các khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số... để thay thế tin nhắn dịch vụ ngân hàng, đặc biệt, một số ngân hàng đã thực hiện miễn, giảm toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì trên kênh ngân hàng số. Điều này là cần thiết giúp ngân hàng tiết giảm được chí phí, đồng thời hạn chế thấp nhất việc thu phí đối với khách hàng.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, điều này sẽ giúp ngân hàng tiết giảm được chi phí, đồng thời hạn chế thấp nhất việc thu phí đối với khách hàng. Trước đây, các ngân hàng thường thông qua tin nhắn dịch vụ ngân hàng để thông báo biến động số dư cho khách hàng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng đã rà soát và thấy rằng chi phí để duy trì dịch vụ tin nhắn này là quá cao.

Ông Hùng cho biết thêm, trên cơ sở kiến nghị của các tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đã kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức tín dụng cũng đã kiến nghị với các nhà mạng viễn thông xem xét, điều chỉnh lại cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn. “Theo chúng tôi được biết, cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Nếu các tổ chức tín dụng thu phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của khách hàng cao tương ứng thì rất mang tiếng, nhưng nếu miễn phí cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng cũng không thể “gánh” được cước phí của nhà mạng thu”, ông Hùng chia sẻ.

Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tiếp tục giảm phí dịch vụ Chuyển tiền nhanh Napas247 (dịch vụ Napas247) cho toàn bộ Tổ chức thành viên (TCTV). Chương trình giảm phí lần này của NAPAS thể hiện cam kết và đồng hành cùng các ngân hàng thành viên tiếp tục triển khai chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán theo chỉ đạo của NHNN tại CT01/CT-NHNN ngày 13/1/2022.

NAPAS tiếp tục thực hiện miễn phí 100% phí trên thanh toán qua Cổng dịch vụ công Quốc gia; miễn phí xử lý với các giao dịch chuyển mạch qua hệ thống ATM/POS; miễn phí 100% các giao dịch chuyển tiền nhanh Napas247 với giá trị dưới 500 nghìn đồng và các giao dịch chuyển tiền bằng mã VietQR. Bên cạnh đó, NAPAS tiếp tục giảm thêm 20% dịch vụ Napas247 so với biểu phí đã áp dụng từ 01/10/2021. Chương trình giảm phí lần này thực hiện ngay đầu tháng 2/2022 cho đến hết tháng 6/2022 và áp dụng đối với tất cả Ngân hàng thành viên.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng sự xuất hiện của biến chủng mới lây nhiễm nhanh, nhu cầu thanh toán không tiền mặt trong những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ do người dân chuyển sang các phương thức thanh toán không tiếp xúc và phòng chống sự lây nhiễm của dịch bệnh. Trước những tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra, trong năm 2021, NAPAS đã triển khai 05 đợt giảm phí cho toàn bộ TCTV với tổng ngân sách gần 1.200 tỷ đồng, qua đó gián tiếp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn.

Chia sẻ về mục tiêu và ý nghĩa của các chương trình giảm phí, Bà Nguyễn Thị Hồng Quyên, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành NAPAS cho biết: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của NAPAS là vận hành hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ an toàn, thông suốt đặc biệt trong các thời điểm giao dịch thanh toán tăng trưởng đột biến như dịp lễ tết, cuối năm. Bên cạnh đó, NAPAS tiếp tục triển khai các chương trình miễn, giảm phí để đồng hành cùng với chính sách miễn phí dịch vụ thanh toán (“zero fee”) của các Ngân hàng thành viên qua đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước”.

Trong thời gian qua, NAPAS đã phối hợp các TCTV ra mắt thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn và gia tăng tiện ích cho người sử dụng như: Thẻ chip tín dụng nội địa, Thẻ kép tích hợp chức năng của Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ trên cùng 1 phôi thẻ vật lý hay dịch vụ thanh toán bằng chuẩn chung VietQR giữa các ngân hàng, trung gian thanh toán,...Cùng với việc khách hàng có thêm các giải pháp thanh toán mới, NAPAS mong muốn chính sách giảm phí của NAPAS nói riêng, các ngân hàng nói chung sẽ đem lại những giá trị tốt đẹp cho thị trường và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ và chuyển đổi số Quốc gia.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc thông báo số dư qua App ngân hàng hay thông qua các hình thức thanh toán điện tử khác vẫn đảm bảo được sự an toàn, thông suốt, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Tuy nhiên, tác dụng của việc sử dụng tin nhắn dịch vụ ngân hàng cũng không thể phủ nhận nhưng cần phải đảm bảo mức phí đó ở mức tương xứng.‘Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng đã miễn phí toàn bộ cước phí cho khách hàng, thì cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của các nhà mạng cũng nên xem xét lại. Các bên nên cùng ngồi lại với nhau để đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chính các nhà mạng, của các tổ chức tín dụng và của khách hàng”, ông Hùng nói.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay