Chủ nhật, 24/11/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng làm việc với nhóm công tác của Hội đồng Tư vấn cải cách Thủ tục hành chính

Ngày 23/8/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có buổi làm việc với nhóm công tác của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung cấp thông tin trong việc xây dựng báo cáo “đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Ngày 23/8/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có buổi làm việc với nhóm công tác của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung cấp thông tin trong việc xây dựng báo cáo “đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”

Hiệp hội Ngân hàng triển khai chương trình đào tạo 6 tháng cuối năm

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng tham dự đối thoại chuyên đề: "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm"

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, thực hiện nhiều nhiệm vụ chính sách tiền tệ về hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và ngân hàng để hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì, ổn định và phục hồi tăng trưởng, vượt qua khó khăn. Cụ thể đó là ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Hiep hoi Ngan hang lam viec voi nhom cong tac cua Hoi dong Tu van cai cach TTHC 4

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tạ Dũng

 Sau 2,5 năm triển khai, các chính sách này đã góp phần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất cho vay đã giúp cho doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường ngay sau dịch bệnh được kiểm soát và lấy lại đà tăng trưởng. Việc kịp thời ban hành các chính sách trên cho thấy ngành ngân hàng đã nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhưng đồng thời vẫn đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống. Các Thông tư trên ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng tùy theo điều kiện thực tế để giảm lãi, giảm phí, cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Kết quả cho thấy, đến cuối tháng 6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11.42 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của NHNN. Trong đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư trên với kết quả đạt được như sau: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ: Lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là 722.334 tỷ đồng với 1.090.725 khách hàng, dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ còn 178.411 tỷ đồng; (ii) Miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ: Lũy kế giá trị nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 92.425 tỷ đồng với 561.989 khách hàng, dư nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ còn 16.725 tỷ đồng.

Hiep hoi Ngan hang lam viec voi nhom cong tac cua Hoi dong Tu van cai cach TTHC 2

Ảnh Tạ Dũng

Ngoài việc cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, các TCTD đã nhiều lần chủ động chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp bằng việc miễn giảm phí, lãi. Đặc biệt thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng, các TCTD tùy theo khả năng tài chính của mình đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối đa đến 1%/năm các khoản dư nợ hiện hữu với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng là 21.244 tỷ đồng.

Ngành Ngân hàng tích cực thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho TCTD cho vay Vietnamairlines (VNA); Thực hiện chỉ đạo của NHNN, Napas và các TCTD đã nhiều lần thực hiện giảm phí giao dịch thanh toán điện tử cho khách hàng, thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân... Ước tính tổng số phí mà các TCTD giảm cho khách hàng từ năm 2020 đến nay lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Đối với 16 ngân hàng hội viên thực hiện giảm lãi suất theo kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đã đạt 105,13% so với cam kết với tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ ngày 15/7/2021 đến ngày 31/12/2021 của 16 ngân hàng là 21.244 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với tinh thần tương thân tương ái, ngành ngân hàng luôn đi đầu trong công tác an sinh xã hội, đồng hành, chia sẻ với khó khăn của người dân, doanh nghiệp trước tác động của dịch Covid-19. Ngành ngân hàng cũng là một trong những ngành tiên phong chuyển đổi số

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, sự vào cuộc của ngành Ngân hàng thông qua hàng loạt các giải pháp hỗ trợ linh hoạt đã và đang tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các ngân hàng thương mại cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức của thời gian tới. Theo đó, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng dự báo sẽ có xu hướng tăng cao do các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn bởi dịch bệnh; Công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn do quá trình triển khai Nghị quyết số 42 có những phát sinh vướng mắc, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các TCTD; Thị trường mua bán nợ chưa hoàn thiện.... 

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản luật, trong đó có việc sửa đổi bổ sung Luật Giao dịch điện tử, Luật các Tổ chức tín dụng... gắn với công tác xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương cũng cần có chính sách phù hợp, đồng bộ, phối hợp với ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng các, địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh hoạt động nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp bên cạnh các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.

M.H - BBT

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay