Thứ ba, 07/01/2025
   

Fitch Ratings nâng triển vọng tín dụng dài hạn của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực"

Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (Fitch Ratings) vừa công bố nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Rating - IDR) của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ mức "Ổn định" lên "Tích cực", đồng thời giữ nguyên mức xếp hạng "BB-".
Fitch Ratings
Hình ảnh hoạt động giao dịch tại ngân hàng ACB

Song song đó, Fitch Ratings cũng giữ nguyên Xếp hạng khả năng thanh toán (Viability Rating - VR) ở mức "bb-", xếp hạng hỗ trợ của Chính phủ (Government Support Rating - GSR) ở mức "bb-" và lần đầu tiên cấp xếp hạng IDR nội tệ dài hạn ở mức "BB-" với triển vọng "Tích cực" đối với ACB.

Theo báo cáo của Fitch Ratings, các yếu tố giúp ACB được điều chỉnh nâng hạng, gồm: năng lực tín dụng được cải thiện, chiến lược bán lẻ đúng hướng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát. Cùng với đó là hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ trong khi khả năng sinh lời được dự báo tăng trưởng và có vốn dự trữ ổn định.

Bên cạnh đó, Fitch Ratings cũng ghi nhận, triển vọng “Tích cực” phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện chất lượng tài sản trong 12-18 tháng tới, nhờ môi trường kinh tế thuận lợi và tiêu chuẩn thẩm định nhất quán của Ngân hàng bên cạnh những yếu tố khác giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến tăng trưởng tín dụng nhanh.

Theo Fitch Ratings, ACB khẳng định vị thế với tỷ trọng tín dụng và huy động mảng bán lẻ cao nhất trong số các ngân hàng tư nhân nội địa được xếp hạng với tỷ lệ lần lượt chiếm 65% và 80%. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các ngân hàng tư nhân nội địa được xếp hạng và là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Fitch Ratings cho rằng, ACB đang không chỉ tập trung vào mảng bán lẻ mà còn đẩy mạnh mảng doanh nghiệp một cách có chọn lọc, với việc ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ mới và đồng hành mang đến nhiều giá trị hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây.

Báo cáo của Fitch cũng đánh giá, ACB là ngân hàng kiểm soát nợ xấu tốt. Mặc dù trong 9 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng nhẹ lên 1,5%, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành và các ngân hàng khác được xếp hạng. Từ đó cho thấy khả năng lựa chọn khách hàng tốt của ngân hàng.

Do đó, Fitch đã điều chỉnh triển vọng đối với điểm chất lượng tài sản từ “Tiêu cực” lên “Tích cực”. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR) của ACB tăng lên 99% vào tháng 9 năm 2024, phù hợp với các xu hướng chung trong ngành, tỷ lệ LDR theo quy định của Ngân hàng Nhà nước luôn ở mức thấp dưới 84%. Vì vậy, Fitch Ratings đánh giá cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng và kỳ vọng các chỉ số thanh khoản sẽ duy trì ở mức phù hợp với xếp hạng để trở nên tốt hơn trong năm tới.

Tuy tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của ACB (Fitch Core Capitalisation) giảm xuống 12,3% vào tháng 9 năm 2024 nhưng vẫn đảm bảo bộ đệm vốn đầy đủ. ACB dự kiến sẽ duy trì vốn cấp 1 cao hơn mức trung bình của các đối thủ được xếp hạng, nhờ khả năng tạo vốn nội bộ được cải thiện.

Fitch cho biết thêm, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% trong 9 tháng đầu năm 2024, dự báo tăng trưởng trung bình 6,5% trong các năm tới sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ACB mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chất lượng tài sản. Fitch dự báo khả năng sinh lời của ACB sẽ phục hồi vào năm 2025 nhờ nhu cầu vay bán lẻ tăng trở lại, và thu nhập phụ thuộc vào thị trường sẽ được cải thiện khi thị trường phát triển ổn định.

Ngoài ra, Fitch Ratings cũng đánh giá các yếu tố ESG của ACB đạt mức trung tính hoặc ít có tác động, phản ánh cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc quản lý bền vững các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị.

Trong đó, ACB tập trung xây dựng các chính sách tín dụng thân thiện với môi trường, hỗ trợ cộng đồng và minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đã đưa ra khung tài chính bền vững và đẩy mạnh gói tín dụng Xanh/ Xã hội lên 4000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững.

Theo đó, ngân hàng không ngừng tích hợp các sáng kiến ESG vào chiến lược phát triển dài hạn, hướng tới tạo giá trị lâu bền cho khách hàng, cổ đông và xã hội. Các nỗ lực này không chỉ nâng cao vị thế của ACB mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Tham khảo thêm về đánh giá của Fitch Ratings tại đây.

Theo ACB
  • Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

    Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

    Trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, Agribank đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống tập trung triển khai nhiệm vụ kinh doanh những tháng đầu năm, nỗ lực cao nhất quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

  • Triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP

    Triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn gửi 9 ngân hàng thương mại khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. NHNN sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng đó.

  • ACB: 4 dấu ấn nổi bật trên hành trình tiên phong thực hành ESG năm 2024

    ACB: 4 dấu ấn nổi bật trên hành trình tiên phong thực hành ESG năm 2024

    Ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên tài chính xanh và phát triển bền vững. ACB nổi bật với vai trò tiên phong, kiên định thực hiện chiến lược ESG và không ngừng gia tăng cam kết với môi trường, xã hội.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam trong tuần qua

    Hoạt động nổi bật của hội viên phía Nam trong tuần qua

    Hoạt động nổi bật của các tổ chức hội viên khu vực phía Nam tuần qua (từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025) với các thông tin chính: Ra mắt các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng; các dòng thẻ đột phá mới mang đến những trải nghiệm thanh toán tiên tiến, tiện lợi và an toàn cho khách hàng; các hoạt động nổi bật của từng ngân hàng trong năm 2024...

  • HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

    HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

    Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) vừa phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh, nhằm tạo nguồn vốn trung dài hạn cho các dự án có lợi ích cho môi trường và phát triển kinh tế xanh.

  • Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

    Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

    Ngày 03/01, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

  • Eximbank tung gói 2.500 tỷ đồng dành ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

    Eximbank tung gói 2.500 tỷ đồng dành ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

    Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung gói 2.500 tỷ đồng triển khai chương trình “I-ONE ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhập khẩu”, với lãi suất vay ngoại tệ (USD) chỉ từ 3,8%/năm và lãi suất vay nội tệ (VNĐ) chỉ từ 4,9%/năm.

  • Kienlongbank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Kienlongbank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Ngày 03/01/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, mã chứng khoán: KLB) đã công bố quyết định số 01/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trợ lý Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 3/1/2025, với thời hạn bổ nhiệm là 12 tháng.

  • MB tuyển dụng nhân sự năm 2025

    MB tuyển dụng nhân sự năm 2025

    MB tìm kiếm nhân tài năm 2025 với nhiều vị trí hấp dẫn, chế độ đãi ngộ và lương thưởng cạnh tranh.

  • Xử lý nợ xấu: Cần hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng

    Xử lý nợ xấu: Cần hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng

    Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, thị trường chứng khoán, trái phiếu, BĐS phục hồi còn chậm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng, thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề... khiến cho nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay