Chủ nhật, 22/12/2024
   

DIV tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Khoản 13 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: “Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo

Khoản 13 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: “Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ”.

DIV TP Ho Chi Minh hoan thanh ke hoach kiem tra nam 2022

Với cơ sở pháp lý này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) chính thức được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Cơ sở để DIV tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt

Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 được ban hành, ngoài việc tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt, DIV được giao thêm các chức năng, nhiệm vụ mới, tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng như: Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; tham gia xây dựng phương án phá sản; cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ; miễn phí bảo hiểm tiền gửi.

Thông tư 11/2019/TT-NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng ban hành hướng dẫn Luật tổ chức tín dụng đã tạo lập khung pháp lý để DIV chủ động thực hiện: Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt; Tiếp nhận thông tin, báo cáo về kiểm soát đặc biệt và các nội dung liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Năm 2016, Tổng Giám đốc DIV đã ban hành một số văn bản hướng dẫn toàn hệ thống về tham gia kiểm soát đặc biệt như: Hướng dẫn tạm thời 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc DIV tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân; Văn bản số 415/BHTG-TPCT ngày 27/6/2016 hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Ngoài ra, để triển khai thực hiện tốt hơn công tác về tiền gửi được bảo hiểm, DIV đã ban hành Quyết định 1092/QĐ-BHTG ngày 17/11/2020 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016; Văn bản số 415a/BHTG-KSĐB ngày 17/8/2020 sửa đổi, bổ sung Văn bản số 415/BHTG-TPCT ngày 27/6/2016. Trước yêu cầu tại thời điểm này, DIV đã đưa ra các nội dung về cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong quá trình tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, một số báo cáo về tình hình hoạt động, tiền gửi bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt để nắm bắt, theo dõi và tham gia phối hợp. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát đặc biệt có những diễn biến phát sinh phức tạp cần xử lý, nhất là trong bối cảnh DIV tham gia sâu vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nói chung và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt nói riêng thì các văn bản trên chưa đáp ứng được.

Cuối năm 2021, DIV đã ban hành Quy chế tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn DIV được giao thêm một số chức năng, nhiệm vụ mới. Theo đó, DIV không chỉ tham gia kiểm soát đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân mà với phạm vi rộng hơn là các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo nguyên tắc: tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt; phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của DIV; đảm bảo khách quan, trung thực, kịp thời. Quy chế đã quy định một số nội dung mới, cụ thể: (i) Tiếp nhận thông tin, báo cáo; (ii) Tiêu chuẩn cán bộ và thẩm quyền cử cán bộ DIV tham gia Ban kiểm soát đặc biệt; (iii) Phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt.

Việc tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật được DIV thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống DIV, từ các phòng, ban tại Trụ sở chính đến các Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực.

Thực tiễn triển khai quá trình tham gia kiểm soát đặc biệt tại DIV

Về nội dung và phân cấp tiếp nhận thông tin, báo cáo: DIV tiếp nhận các thông tin, văn bản liên quan đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt như về kiểm soát đặc biệt, phương án cơ cấu lại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt, phương án tổ chức tín dụng tham gia xử lý đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt và các thông tin khác có liên quan, được tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố); Ban kiểm soát đặc biệt; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt; các cơ quan đơn vị khác theo phân công, ủy quyền.

Sơ đồ phân cấp tiếp nhận thông tin về kiểm soát đặc biệt

DIV tham gia vao qua trinh kiem soat dac biet 1

Nguồn: Phòng Tham gia kiểm soát đặc biệt và Thu hồi tài sản (Phòng TGKSĐB&THTS)

Đối với Chi nhánh DIV: Tiếp nhận và xử lý thông tin, văn bản từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt, các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn do Chi nhánh quản lý theo phân công, ủy quyền (1a) và có văn bản phản hồi nếu cần (2a); Sao gửi thông tin, báo cáo về Trụ sở chính, báo cáo Tổng giám đốc kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin (qua phòng TGKSĐB&THTS).

Đối với Trụ sở chính DIV: Phòng TGKSĐB&THTS tiếp nhận và xử lý thông tin, văn bản từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trừ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố), Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt, các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn do Trụ sở chính quản lý theo phân công, ủy quyền (1b); trong trường hợp cần thiết, sao gửi thông tin, báo cáo liên quan tới các phòng, ban tại Trụ sở chính và Chi nhánh DIV theo chức năng, nhiệm vụ trong quá trình tham gia kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (2b) trước khi Phòng TGKSĐB&THTS báo cáo, tham mưu Tổng giám đốc về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin (3b); Trụ sở chính có văn bản phản hồi (4b) nếu cần.

Về tiêu chuẩn cán bộ và thẩm quyền cử cán bộ DIV: Tổng giám đốc/Giám đốc Chi nhánh DIV cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi do Trụ sở chính/Chi nhánh quản lý theo phân công, ủy quyền. Cán bộ được cử tham gia Ban kiểm soát đặc biệt cần đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng về quan hệ nhân thân có liên quan đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt, đồng thời đảm bảo các yêu cầu của DIV về đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp, đủ năng lực đáp ứng công việc hoặc đáp ứng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. DIV cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và tập trung đối chiếu, xác minh số liệu về tiền gửi, lập danh sách người gửi tiền được bảo hiểm. Đặc biệt, trong thời gian qua, DIV đã hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt thuộc diện ngân hàng thương mại tham gia xử lý thực hiện phương án đã được phê duyệt, thực hiện rà soát và giám sát công tác chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Về phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: DIV đã đưa ra các nội dung phối hợp cũng như quy trình thực hiện nội dung phối hợp đối với Chi nhánh và Trụ sở chính DIV, đảm bảo các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng, thẩm quyền xử lý trong quá trình phối hợp.

Quy trình phối hợp giữa DIV với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt, các đơn vị khác có liên quan đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt

DIV tham gia vao qua trinh kiem soat dac biet 2

Nguồn: Phòng TGKSĐB&THTS

Đối với Chi nhánh DIV: (i) Tiếp nhận, xử lý, phản hồi các nội dung phối hợp từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt và các đơn vị khác có liên quan đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt do Chi nhánh DIV quản lý theo quy định về phân công, ủy quyền; (ii) Báo cáo Tổng Giám đốc DIV (qua phòng TGKSĐB&THTS) kết quả xử lý các nội dung phối hợp cùng bản chụp văn bản phản hồi.

Đối với Trụ sở chính (Phòng TGKSĐB&THTS): (i) Tiếp nhận đối với các nội dung phối hợp Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban kiểm soát đặc biệt và các đơn vị khác có liên quan đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt do Trụ sở chính DIV quản lý theo quy định về phân công, ủy quyền; (ii) Xử lý đối với các nội dung tiếp nhận: Xin ý kiến và tổng hợp ý kiến tham gia của Chi nhánh DIV, các phòng, ban liên quan về nội dung phối hợp (nếu cần thiết). Báo cáo Tổng Giám đốc về các nội dung phối hợp. Tham mưu, trình Tổng Giám đốc DIV ký văn bản trả lời về nội dung phối hợp; (iii) Tổng hợp thông tin về nội dung phối hợp từ Trụ sở chính/Chi nhánh DIV, báo cáo Tổng Giám đốc DIV.

Thực tế trong quá trình tham gia kiểm soát đặc biệt, DIV đã chủ động, tích cực phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt để xử lý các tình huống phát sinh, tham gia ý kiến đối với phương án xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.

Một số kiến nghị, đề xuất

Trong bối cảnh tiến trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đang được thúc đẩy mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước đã giao DIV thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, trong đó có nhiệm vụ tham gia quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt. Ngoài ra, dự kiến Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi theo hướng DIV tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuyên suốt từ giai đoạn can thiệp sớm đến quá trình kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại về các nghiệp vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng, kiểm soát đặc biệt để liên tục cập nhật thông tin, kiến thức và nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ DIV nói chung và cán bộ kiểm soát đặc biệt nói riêng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Đồng thời, bổ sung, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo năng lực, trình độ, kinh nghiệm và bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết như công tác quản lý, khả năng đối thoại... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước đặt ra.  

Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính của DIV để đảm bảo đủ và sẵn sàng nguồn lực trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền, đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn trong quản lý, sử dụng vốn.

Thứ ba, DIV được chia sẻ, tiếp cận sâu hơn đối với các thông tin liên quan đến kiểm soát đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban kiểm soát đặc biệt cũng như từ các đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương nơi có tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Từ đó, DIV có thể kịp thời nắm bắt thông tin, theo dõi, đánh giá sát tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; chủ động dự phòng các tình huống phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xử lý, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Thứ tư, DIV đồng bộ áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoàn thiện cơ chế quản trị công nghệ thông tin, tăng cường bảo mật và an toàn hệ thống nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của DIV.

Theo DIV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay