Thứ hai, 17/06/2024
   

Đề xuất thí điểm 6 nhóm chính sách phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

De xuat thi diem 6 nhom chinh sach phat trien nha o xa hoi

Hình ảnh minh họa nhà ở xã hội (Nguồn: Internet)

Theo đó, Bộ Xây dựng đang đề xuất xây dựng Nghị quyết với 6 nhóm chính sách lớn cần thí điểm như: Nhóm chính chính sách 1 về đất đai để xây dựng nhà ở xã hội; Nhóm chính chính sách 2 về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; Nhóm chính chính sách 3 về quyền và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; Nhóm chính chính sách 4 về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; Nhóm chính chính sách 5 về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội; Nhóm chính chính sách 6 về phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ vào thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững đã quyết nghị: "Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội".

Mục đích của Nghị quyết thí điểm nhằm đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp gắn với việc thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh hơn.

Trên tinh thần đó, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ chấp thuận cho phép Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng hồ sơ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Nghị quyết về thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp, có hiệu lực đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực (dự kiến ngày 1/7/2024).

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, công tác phát triển nhà ở xã hội đã đạt được một số kết quả quan trọng, song quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách nên thực tế vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra.

Trước đó, ngày 17/2/2023, tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, Thủ tướng có giao Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Chi tiết dự thảo của Bộ xây dựng xem tại đây.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay