Thứ tư, 22/01/2025
   

Đề xuất cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho cán bộ thanh tra, giám sát trước rủi ro pháp lý khi xử lý TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, đề xuất cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho cán bộ thanh tra, giám sát trước rủi ro pháp lý khi xử lý TCTD yếu kém.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, đề xuất cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho cán bộ thanh tra, giám sát trước rủi ro pháp lý khi xử lý TCTD yếu kém.

Theo đó, NHNN dự kiến sửa đổi một số quy định về cơ cấu lại TCTD cho phù hợp với thực tiễn triển khai thi hành quy định về kiểm soát đặc biệt TCTD, xử lý TCTD yếu kém; tổ chức, hoạt động của NHTM được chuyển giao bắt buộc; biện pháp hỗ trợ TCTD được áp dụng can thiệp sớm;...

Đồng thời, NHNN cũng muốn bổ sung một số quy định mới như: Cơ chế hỗ trợ TCTD tham gia vào quá trình tái cơ cấu, miễn trừ trách nhiệm của người tham gia tái cơ cấu; Điều chỉnh một số nội dung, chỉ tiêu tính toán tỷ lệ, giới hạn an toàn trong quá trình hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt cũng như các TCTD tham gia vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém; Tập trung vào việc phát hiện, xử lý nội dung không hiệu quả trong thực tiễn về kiểm soát đặc biệt TCTD, xử lý TCTD yếu kém;...

Theo NHNN, Luật các TCTD đã tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát an toàn hệ thống các TCTD: Các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát. Các TCTD yếu kém được xử lý kiên quyết thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn.

Các ngân hàng thương mại nhà nước vừa chủ động thực hiện tự cơ cấu lại vừa tích cực tham gia quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, duy trì vị trí chủ đạo, vào trò trụ cột trong việc giữ ổn định hệ thống, dẫn dắt thị trường và tiên phong thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước nói chung và của Ngân hàng Nhà nước nói riêng.

Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều bất cập, vướng mắc liên quan đến cơ cấu lại TCTD yếu kém. Việc xử lý TCTD yếu kém là vấn đề khó khăn, phức tạp và gây ra rủi ro pháp lý cho NHNN nói chung cũng như các cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu các TCTD được kiểm soát đặc biệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cán bộ (trên thực tế có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý TCTD yếu kém, bao gồm các việc tham gia BKS đặc biệt) do pháp luật không có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ này trước các rủi ro pháp lý. Điều này đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực xử lý TCTD yếu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý TCTD yếu kém.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay