Chủ nhật, 19/01/2025
   

Dàn xếp ngoài tòa: Thêm hướng xử lý nợ cho các tổ chức tín dụng

Sáng 17/12/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo “Dàn xếp xử lý nợ ngoài tòa - Thông lệ Quốc tế và Kinh nghiệm thực tiễn” để giúp các tổ chức tín dụng hội viên VNBA cập nhật kiến thức, kinh nghiệm mới đối với việc xử lý nợ xấu.

Hội thảo là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình xây dựng khung dự thảo tài liệu chung tái cấu trúc nợ ngoài tòa về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hội viên VNBA. Dự thảo bộ tài liệu được VNBA phối hợp với IFC và các tổ chức tín dụng hội viên xây dựng dựa trên các chuẩn mực quốc tế và pháp luật hiện hành của Việt Nam để áp dụng cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA cho biết, thời gian qua, công tác xử lý nợ vẫn còn những vướng mắc về mặt pháp lý, quy trình, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài. Có những trường hợp xử lý qua nhiều cấp, nhiều đơn vị mà vẫn chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới, dàn xếp ngoài tòa (OCW) giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế nợ xấu và đóng góp thiết yếu đối với sự bền vững của hệ thống tài chính. Đây là một quá trình giải quyết văn minh giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay), với doanh nghiệp (bên vay) nhằm xử lý khoản nợ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện xử lý nợ ngoài tòa sẽ giúp tăng tỷ lệ thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng; giúp doanh nghiệp mắc nợ có thể tránh được tình trạng phá sản, có khả năng vượt qua các khó khăn tạm thời về tài chính, đem lại lợi ích cho các bên liên quan.

Xử lý nợ
Quang cảnh hội thảo

Chính vì thế, TS. Nguyễn Quốc Hùng mong rằng các tổ chức tín dụng cần tham khảo kinh nghiệm hay của các nước trên thế giới trong công tác xử lý nợ, áp dụng tùy theo điều kiện thực tế, vừa quyết liệt nhưng cũng phải văn minh. "Đối với những trường hợp khách hàng cố tình trây ỳ không trả nợ thì các tổ chức tín dụng vẫn phải đưa ra tòa, ra trọng tài kinh tế", TS. Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.

Thực tế cho thấy, một khách hàng có thể vay ở nhiều tổ chức tín dụng. Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng sẵn sàng làm đơn vị kết nối các tổ chức tín dụng để cùng nhau trao đổi giải pháp, thống nhất phương án thu hồi nợ hiệu quả.

TS. Nguyễn Quốc Hùng đánh giá cao sự phối hợp của các chuyên gia IFC cũng như các tổ chức tín dụng hội viên, đồng thời mong rằng tại hội thảo, các đại biểu tăng cường thảo luận, chuyên gia chia sẻ sâu hơn các thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn, nhằm giúp các tổ chức tín dụng hội viên VNBA cập nhật kiến thức, kinh nghiệm mới đối với việc xử lý nợ xấu.

 Bà Nina Mocheva - Chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC)
Bà Nina Mocheva - Chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC)

Tại hội thảo bà Nina Mocheva - Chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), đã giới thiệu về bộ công cụ dàn xếp xử lý nợ xấu ngoài tòa của WB, với 2 mục tiêu chính gồm: Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách công cụ để xây dựng khung và văn hóa tái cấu trúc doanh nghiệp trong nền kinh tế; Hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc tái cấu trúc doanh nghiệp phi chính thức để cứu những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Theo bà Nina Mocheva, tại Việt Nam việc xử lý nợ xấu hiện chỉ mang tính song phương chưa hình thành "văn hóa xử lý nợ xấu đa phương" qua OCW. Vì vậy, cần xây dựng OCW, tạo nền tảng để các bên tham gia tự nguyện trong quá trình xử lý nợ xấu. Mặc dù OCW không có tính pháp lý nhưng thỏa thuận cuối cùng trong quá trình thực hiện theo OCW phải có sự ràng buộc và có hiệu lực để các bên tham gia thực hiện. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tái cấu trúc nợ ngoài tòa và hình thành văn hóa đàm phán với quyền của các bên trong xử lý nợ ngoài tòa.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế

Tại hội thảo, luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam cho biết, xử lý nợ với nhiều chủ nợ trước khi tiến hành tố tụng (còn gọi là thủ tục xử lý nợ ngoài Toà án) là quá trình giải quyết nhân văn giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với doanh nghiệp (bên vay) nhằm xử lý nợ, giúp phục hồi hoạt động kinh doanh.

Xử lý nợ trước khi tiến hành tố tụng có ý nghĩa to lớn, giúp các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu; giúp doanh nghiệp mắc nợ có thể tránh được tình trạng phá sản, có khả năng vượt qua các khó khăn tạm thời về tài chính; đem lại lợi ích cho các bên liên quan khác (người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư...) thông qua việc giảm tổn thất và giúp toà án giảm áp lực trong việc giải quyết các vụ việc phá sản.

Ngoài ra, xử lý nợ trước khi tiến hành tố tụng có ý nghĩa nhất định với sự phát triển kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo sự bền vững của hệ thống tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuất phát từ việc doanh nghiệp đi vay bị phá sản.

Do đó, dự thảo OCW được xây dựng nhằm thiết lập một khuôn khổ hành động cho việc xử lý nợ và giúp bên nợ phục hồi kinh doanh hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho biết thêm, điều kiện cơ bản để bên nợ được thực hiện việc tái cấu trúc nợ và mở thủ tục tái cấu trúc nợ đó là cần quy định ngưỡng tối thiểu của tổng giá trị các khoản nợ phải trả của bên nợ với các bên cho vay, và có tối thiểu 2 bên cho vay; Bên nợ không thuộc trường hợp phải mở thủ tục phá sản. Đồng thời các khoản nợ phải trả còn tối thiểu 4 tháng tính đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ,…

Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho rằng, bộ tài liệu hướng dẫn về tái cấu trúc nợ chỉ mang tính khuyến nghị, tham khảo và không có giá trị pháp lý bắt buộc.

Ngoài ra, cấu trúc của tài liệu OCW bao gồm một số nội dung chính, như: (i) Điều khoản định nghĩa; (ii) Điều kiện để bên nợ thực hiện việc xử lý nợ; (iii) Mở thủ tục xử lý nợ; (iv) Thời gian đàm phán xử lý nợ; (v) Thực hiện hợp đồng xử lý nợ; (vi) Phụ lục về đơn đăng ký mở thủ tục và thỏa thuận về mở thủ tục xử lý nợ.

Ông Peter Gothard, Trưởng Khối Tái cơ cấu, KMPG Australia
Ông Peter Gothard, Trưởng Khối Tái cơ cấu, KMPG Australia chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ Malaysia, Thái Lan...

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe chuyên gia quốc tế chia sẻ thêm kinh nghiệm thực tế từ Malaysia, Thái Lan..., trong đó có tình huống thực tế của ngành công nghiệp hóa dầu Thái Lan, có đề cập đến kinh nghiệm OCW thực tiễn với phương thức tiếp cận, hành động sớm của Bangkok,… Bên cạnh đó, các đại diện của BIDV, Vietinbank, TPBank, Shinhan Bank... cũng đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia IFC cũng như chia sẻ về tình huống thực tế các các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã và đang gặp phải, từ đó tham khảo thêm thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn để có thể áp dụng cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, thực hiện khung OCW hiệu quả.

T.Đ

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay