Thứ sáu, 22/11/2024
   

Công bố “Ngày Chuyển đổi số” ngành Ngân hàng

Ngày 28/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng nhằm chuyển đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Ngày 28/7, ti Hà Ni, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam (NHNN) t chc Hp báo công b s kin “Ngày chuyn đi s” ngành Ngân hàng nhm chuyn đi nhn thc v vai trò, ý nghĩa và li ích ca chuyn đi s trong hot đng ngân hàng.

Cong bo ngay chuyen doi so 2

Bà Nguyễn Thị Hòa, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng chủ trì Họp báo

Theo đó, ngày 11/5 được chọn là “Ngày Chuyển đổi số” ngành Ngân hàng. Do đây là ngày Thống đốc NHNN, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng ký ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định 810/QĐ-NHNN).

Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là tháng có nhiều sự kiện như thành lập ngành Ngân hàng (6/5) và các hoạt động chuyển đổi số, do đó, việc lựa chọn ngày này sẽ giúp cho việc tổ chức các hoạt động được thuận lợi và tạo hiệu ứng lan tỏa.

Được sự đồng ý của Ban Lãnh đạo NHNN, sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2022 tại Trụ sở NHNN Việt Nam, 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Tại sự kiện, NHNN sẽ vinh dự được đón Lãnh đạo Chính phủ tham dự. Ngoài ra, còn có các cơ quan Trung ương, các bộ, ban, ngành, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán…

Sự kiện bao gồm các hoạt động hội thảo khoa học với chủ đề: “Tăng cường kết nối, thúc đẩy Chuyển đổi số ngân hàng”; triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số của ngành Ngân hàng với 13 gian hàng của Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, 08 đơn vị thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần (TPBank, Techcombank, VIBank, MBBank, ACB, KienLongBank, NamABank; HDBank); 01 đơn vị thuộc khối công ty trung gian thanh toán là VNPay nhằm giới thiệu các công nghệ, dịch vụ tiêu biểu, như: dịch vụ ngân hàng trực tuyến; máy giao dịch ngân hàng tự động STM, chi nhánh ngân hàng 4.0, các dịch vụ thanh toán hiện đại như thanh toán QR code, Tap to pay, Livebank, thanh toán phi tiếp xúc...

Được biết, không ít ngân hàng Việt Nam đã và đang chuyển đổi số ở top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Nhờ đó, dịch vụ thanh toán điện tử là lĩnh vực có tốc độ số hóa và tăng trưởng nhanh nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%.

Đặc biệt, lượng giao dịch qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021). Tính đến cuối tháng 6/2022 có 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC).

Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay