Thứ tư, 06/11/2024
   

Có bao nhiêu tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế?

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, một số đại gia sử dụng tiền mặt rất nhiều để mua bất động sản. Chỉ cần người bán đất trả tiền mặt sẽ có ngay, còn không thì chuyển khoản. Hay như vụ Việt Á, khi công an khám xét nhà, trong ngăn kéo của bị can có hơn 10 tỷ đồng. "Vậy tiền mặt ở đâu mà nhiều như thế,

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, một số đại gia sử dụng tiền mặt rất nhiều để mua bất động sản. Chỉ cần người bán đất trả tiền mặt sẽ có ngay, còn không thì chuyển khoản. Hay như vụ Việt Á, khi công an khám xét nhà, trong ngăn kéo của bị can có hơn 10 tỷ đồng. "Vậy tiền mặt ở đâu mà nhiều như thế, đó là một vấn đề" - đại biểu đặt câu hỏi.

Đại biểu chất vấn Thống đốc NHNN về việc quản lý sử dụng tiền mặt

Tai phiên chất vấn Thống đốc ngày 9/6, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đã đặt câu hỏi với người đứng đầu ngành ngân hàng về việc sử dụng tiền mặt hiện nay.

Theo ông Hòa, hiện đã có quy định rõ ràng về việc sử dụng tiền mặt ở ngoài thị trường, đặc biệt là các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong vụ Việt Á, khi công an khám xét nhà, trong ngăn kéo của bị can có hơn 10 tỷ đồng. "Vậy tiền mặt ở đâu mà nhiều như thế, đó là một vấn đề" - ông Hòa đặt câu hỏi.

Đại biểu Hòa cũng cho biết, hiện nay, một số đại gia sử dụng tiền mặt rất nhiều để mua bất động sản. Chỉ cần người bán đất trả tiền mặt sẽ có ngay, còn không thì chuyển khoản. Ông Hòa đặt câu hỏi có vấn đề gì trong ngành ngân hàng hay không về sử dụng tiền mặt?

Đối với việc sử dụng tiền mặt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, hiện nay trong các quy định hiện hành, những khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước cũng đã yêu cầu đối với các khoản trên 20 triệu đồng thì phải thực hiện qua chuyển khoản, không được thanh toán bằng tiền mặt.

Còn đối với các giao dịch khác, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành đang trong quá trình nghiên cứu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quá trình xây dựng quy định mới cũng sẽ xin ý kiến rộng rãi và đánh giá tác động đối với các quy định về vấn đề thanh toán bằng tiền mặt này.

Có bao nhiêu tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế?

Liên quan đến tiền mặt trong nền kinh tế, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 3, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) đã đạt trên 13,864 triệu tỷ đồng, tăng 3,45% so với cuối năm trước. Con số này chưa bao gồm các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua. Với tỷ trọng chiếm 11,37% tổng phương tiện thanh toán, lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế ước đạt trên 1,576 triệu tỷ đồng.

Dữ liệu cũ nhất được NHNN công bố cho thấy vào cuối tháng 4/2012, tổng phương tiện thanh toán đạt gần 3,185 triệu tỷ đồng. Trong đó tiền mặt lưu thông chiếm 11,81%, tương ứng quy mô 376.130 tỷ đồng.

Như vậy, trong gần 10 năm qua, tổng phương tiện thanh toán tăng thêm gần 10,68 triệu tỷ đồng, lên gấp 4,35 lần so với tháng 4/2012. Còn lượng tiền mặt lưu thông đã tăng thêm gần 1,2 triệu tỷ đồng, lên gấp 4,2 lần.

Trong hai năm qua, khi nền kinh tế đối mặt với diễn biến căng thẳng của dịch COVID-19, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn thường xuyên duy trì ở mức 11 - 12% tổng phương tiện thanh toán. Tỷ trọng này thậm chí còn tăng lên trên 13% vào tháng 1 hàng năm do nhu cầu sử dụng tiền mặt chi tiêu dịp Tết Nguyên đán.

Dù thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhưng tốc độ giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vẫn chưa đạt mục tiêu tại đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, mục tiêu là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% và tầm nhìn 2025 phải xuống còn 8%.

Để tiếp tục giảm tỷ trọng thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, ngày 28/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt phải gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Đề án cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm...

Theo Nhịp sống kinh tế

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay