Chủ nhật, 29/09/2024
   

Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật: Cần giám sát cả người đi vay

Tại buổi tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật!" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 20/4/2023, ngoài việc làm sao để thu hồi nợ đúng pháp luật thì có ý kiến cho rằng cũng phải có chế tài để giám sát cả người đi vay.

Tại buổi tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật!" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 20/4/2023, ngoài việc làm sao để thu hồi nợ đúng pháp luật thì có ý kiến cho rằng cũng phải có chế tài để giám sát cả người đi vay

Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn

Ông Ngô Xuân Duy - Giám đốc Pháp Chế, Công ty Mua bán nợ Việt Nam quốc tế cho biết, hiện đang thiếu khung pháp lý vì các Thông tư 43, Thông tư 18 của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh trực tiếp tới các công ty tài chính tín dụng, còn các công ty mua bán nợ thì chưa có. Do đó, cần có khung pháp lý rõ ràng hơn, và có thể điều chỉnh các công ty mua bán nợ không chỉ có tổ chức tín dụng. "Chúng tôi khá phân vân việc gọi điện nhắc nợ như thế nào là đúng?", ông Duy đặt vấn đề.

ngo xuan huy 2 1681961601508906970575

Ông Ngô Xuân Duy - Giám đốc Pháp Chế, Công ty Mua bán nợ Việt Nam quốc tế. Ảnh: NLĐ

Theo ông Duy, để thu hồi nợ thì cũng khởi kiện tại tòa án đối với khách hàng chây ỳ trả nợ nhưng trong quá trình làm việc cũng khó khăn. Vì góc nhìn của cơ quan tố tụng chưa có cái nhìn có thiện cảm đối với phân khúc này, các công ty mua bán nợ phải giải trình khá nhiều dù họ khởi kiện theo đúng quy định.

Hơn nữa, thời gian tiến hành tố tụng khá dài, từ 9 tháng đến 1 năm với vụ án thông thường. Và với hàng ngàn hồ sơ thì việc này khá khó khăn. Do đó, cần cơ chế phù hợp hơn đối với hoạt động thu hồi nợ. Đây là vấn đề của các nhà làm luật nhưng xuất phát từ những khó khăn thực tế hiện nay, rất cần những biện pháp xử lý.

Ông Duy cho biết thêm, một số khách hàng dùng giấy tờ giả để vay, hành vi này có thể vi phạm về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần cả ý thức trách nhiệm của khách hàng trong quá trình vay nhằm giúp thị trường minh bạch, rõ ràng hơn, và hạn chế thấp nhất hành vi lừa đảo.

Từ góc nhìn hiện nay, cơ quan quản lý kiểm soát tín dụng đen chặt chẽ nhưng cũng cần giám sát người vay có trách nhiệm. Cần minh bạch, rõ ràng từ 2 phía để thúc đẩy tài chính tiêu dùng phát triển.

Luật sư Trương Thị Hòa; Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, người đi vay tín dụng tiêu dùng cần phải biết rõ công ty tài chính, ngân hàng cho mình vay, cần tìm hiểu những quy định và có hợp đồng cụ thể. Bên cho vay có nghĩa vụ cung cấp dự thảo vay cho người vay nghiên cứu, nếu sử dụng hợp đồng mẫu thì phải niêm yết tại văn phòng, chi nhánh giao dịch để người vay tham khảo.

Ngoài ra, người đi vay cần quan tâm lãi suất và phương thức tính lãi suất của đơn vị cho vay, các khoản phí cụ thể. Đặc biệt, còn phải xem phương thức đốc thúc, thu hồi và xử lý nợ.

mr duc 3 1681963816400932865769

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Văn Đức - Công ty Luật TNHH MTV Đức & Phạm. Ảnh: NLĐ

Làm sao để tránh tín dụng đen?

Luật sư Phạm Văn Đức - Công ty Luật TNHH MTV Đức & Phạm cho biết, có không ít người vay không phân biệt được đâu là công ty tài chính, tài chính công nghệ (fintech) được cấp phép, đâu là tín dụng đen. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 16 công ty tài chính được cấp phép chính thức. Để phân biệt chính thức, người dân cần tìm hiểu thông tin chính thức trên website để xem họ có dược cấp phép không.

Luật sư Phạm Văn Đức cho rằng, cho vay là 1 trong các nghiệp vụ chính thống của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi luật, do đó các công ty tài chính khi cho vay phải có hợp đồng cho vay, công khai minh bạch về lãi suất và các phương thức thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm nếu có...

Hiện nay, các công ty tài chính chính thức hoạt động rất bài bản, công khai theo pháp luật. Các công ty núp bóng mập mờ về hợp đồng, lãi suất (lãi suất thấp nhưng thu phí cao dẫn đến lãi suất thực rất cao để các khách vay tín dụng tiêu dùng là đối tượng người trẻ, hộ gia đình nghèo sập bẫy).

Do đó, khi khách hàng tìm đến các công ty tài chính để vay tiêu dùng, điều đầu tiên khách hàng nên kiểm tra thông tin về các tổ chức tín dụng cho vay, gói vay có đúng luật không để nhận diện đâu là công ty tài chính chính thức, đâu là công ty tài chính trá hình.

Về khuyến cáo người vay làm sao hạn chế tín dụng đen, luật sư Phạm Văn Đức cho rằng đầu tiên khách hàng vay cần phải tìm hiểu thông tin đối với công ty tài chính cho vay của mình là công ty nào, có được phép hoạt động hay không. Luật quy định hợp đồng vay là hợp đồng bằng văn bản, trong hợp đồng thể hiện rõ lãi suất, phương thức xử lý nợ... Công ty núp bóng trá hình đều né quy định, không ký hợp đồng chính thức.

PV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay