Chủ nhật, 13/10/2024
   

Cảnh báo rủi ro tội phạm rửa tiền mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt

Ngày 28/06/2023, Ủy ban Chính sách thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm “Rủi ro tội phạm tài chính, rửa tiền mà các tổ chức tín dụng đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khai”.

Ngày 28/06/2023, Ủy ban Chính sách thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm “Rủi ro tội phạm tài chính, rửa tiền mà các tổ chức tín dụng đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khai”.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng

PTD 280623

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

Tham dự tọa đàm có ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; ông Phạm Tiên Phong - Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền; bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Cục phó Cục Phòng, chống rửa tiền; ông Lê Văn Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán  Ngân hàng Nhà nước; ông Phạm Thanh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước; ông Đoàn Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin Ngân hàng Nhà nước; đại diện Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Cục công nghệ tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước cùng đại diện nhiều tổ chức tín dụng là hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

TTK phat bieu 280623

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống rửa tiền và các văn bản liên quan  theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tế hoạt động của các TCTD, song vẫn  bộc lộ những  hạn chế bất cập.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công nghệ mới, điện toán đám mây, kinh tế số… cùng với yếu tố dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen sống và hành vi đầu tư, tiêu dùng. Các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng với tốc độ số hóa nhanh và mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy và thu hút số lượng người dùng chuyển từ ngoại tuyến lên trực tuyến, sử dụng nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, các tội phạm nguồn của rửa tiền cũng có sự biến chuyển, trở nên tinh vi và phức tạp hơn.

Trước những nguy cơ, rủi ro liên quan tới rửa tiền mà các TCTD đang phải đối mặt, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến của các tổ chức hội viên về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Phòng chống rửa tiền, phản ảnh đến NHNN để nghiên cứu bổ sung ban hành Thông tư nhằm phù hợp với thực tế của các TCTD để các TCTD triển khai có hiệu quả nhất.

TS. Nguyễn Quốc Hùng hi vọng tọa đàm sẽ là cơ hội để các Cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng trao đổi và cập nhật nhiều thông tin hữu ích cùng kinh nghiệm được chia sẻ để triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro rửa tiền hiệu quả. Đồng thời, đánh giá cao ý tưởng tổ chức tọa đàm của Ủy ban Chính sách và sự phối hợp tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Anh Tran Phuong 280623

Ông Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Hiệp hội Ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc BIDV

Ông Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Hiệp hội Ngân hàng cho biết, với vai trò tham mưu tư vấn cho Hội đồng Hiệp hội cùng hỗ trợ Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề lớn, chuyên sâu về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, cũng như bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức hội viên. Ủy ban Chính sách đã nghiên cứu và ban hành chương trình hành động năm 2023, tập trung vào những vấn đề được quan tâm sâu rộng của các hội viên Hiệp hội trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động hiện nay. Trong đó, việc nhận diện đánh giá các rủi ro phát sinh là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đồng thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang chững lại, trong khi đó tội phạm tài chính lại diễn biến rất phức tạp với nhiều loại hình, thủ đoạn mới đã đặt ra nhiều thách thức về rủi ro tuân thủ tài chính và rủi ro uy tín của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, cuộc chiến Nga - Ukraine, leo thang kéo theo hàng loạt các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương tây đối với Nga đã làm gia tăng yêu cầu tuân thủ và kiểm soát giao dịch thanh toán quốc tế của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Anh Thắng Techcombank

Ông Phạm Quang Thắng, thành viên Ủy ban Chính sách Hiệp hội Ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank

Đặc biệt, tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cùng các tổ chức thành viên gia tăng khuyến nghị và gia tăng cuộc đánh giá đa phương về rửa tiền và tài trợ khủng bố của các quốc gia. Trong đó, Việt Nam cũng được tổ chức châu Á về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố lựa chọn đánh giá vào năm 2019. Qua kết quả đánh giá tổ chức này đã ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam về khuôn khổ pháp lý. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật còn chưa cao và còn hạn chế trong chế tài xử lý các vi phạm trong công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trên cơ sở đó, Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 năm 2022 đã có thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn trong đánh giá rủi ro cùng các chế tài xử phạt vi phạm,… trong phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tình hình kinh tế tại Việt Nam, hiện cũng có nhiều diễn biến phức tạp trong các lĩnh vực như: Thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản gặp nhiều khó khăn,… Mặc dù, dịch Covid-19 đã được kiểm soát cùng với việc Chính phủ ban hành nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do tác động cộng hưởng từ trong và ngoài nước dẫn đến rủi ro mới phát sinh ngày càng gia tăng và có chiều hướng phức tạp, cụ thể như: rủi ro về tội phạm tài chính, rửa tiền, rủi ro tuân thủ, rủi ro tài chính, rủi ro uy tín và danh tiếng.

Vì vậy, tọa đàm về “Rủi ro tội phạm tài chính, rửa tiền mà các tổ chức tín dụng đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khaĩ” được tổ chức để tăng cường nhận thức của các tổ chức tín dụng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro rửa tiền và tội phạm tài chính nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các tổ chức tín dụng.

Phó Tong Techombank

Ông Kalyanaraman Sivaramakrishnan, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Techcombank chia sẻ tại tọa đàm

Tại hội thảo, liên quan tới hoạt động quản trị rủi ro và phòng, chống rửa tiền, các diễn ra đã chia sẻ về tầm quan trọng của công tác nhận biết khách hàng (KYC), sàng lọc và giám sát các giao dịch trong quản trị rủi ro liên quan tới hoạt động mua bán tài khoản ngân hàng; Các biện pháp kiểm soát rủi ro và kinh nghiệm trong hoạt động KYC khách hàng thông qua phương thức điện tử eKYC, đồng thời đưa ra cảnh báo về rủi ro tội phạm rửa tiền mà các tổ chức tín dụng có thể phải đối mặt.

Đại diện Techcombank cho biết hiện nay, có đến 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số, tỷ lệ khách hàng Việt Nam dùng các công cụ ngân hàng số đã tăng mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ số tiềm ẩn những nguy cơ đáng báo động về các loại hình tội phạm... Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ cho tổ chức tín dụng khi bị các loại tội phạm rửa tiền, tội phạm nguồn của tội phạm rửa tiền lợi dụng.

Chi Thanh Nga Techcombank

Đại diện Techcombank trình bày tham luận tại hội thảo

Việt Nam được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong chuyển dịch kinh tế thế giới vì có tốc độ phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số nên có 4 nguy cơ chính là lừa đảo trực tuyến, sự cố gian lận tài chính, gian lận qua mạng và tội phạm crypto (tiền ảo). Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm rửa tiền qua tiền ảo (Tội phạm crypto).

Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng sẽ đối diện với các rủi ro nếu thiếu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và quản trị rủi ro hiệu quả, với 4 loại rủi ro là rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, rủi ro danh tiếng và rủi ro tuân thủ. Nhưng nhờ các yêu cầu ngày càng khắt khe từ hành lang pháp lý trong nước sẽ có lợi ích tích cực đến việc hình thành môi trường tuân thủ phòng chống rửa tiền tại Việt Nam và đưa ra chuẩn mực ngày càng cao cho ngành ngân hàng. Từ đó, giúp các tổ chức tín dụng tăng trưởng bền vững, tạo được niềm tin với khách hàng, liêm chính và minh bạch. Qua đó, giúp nền kinh tế Việt Nam được ổn định tài chính, tăng trưởng và phát triển cũng như mang lại thêm nhiều cơ hội hợp tác cùng danh tiếng trên toàn cầu.

Theo đại diện Techcombank để nâng cao chất lượng phòng chống rửa tiền tại Việt Nam, sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước là yếu tố then chốt, với 4 trụ cột chính là tư vấn hỗ trợ, cơ sở dữ liệu, khai thác dữ liệu, hợp tác chia sẻ thông tin, chính sách quy định.

Dai dien BIDV 280623

Đại diện BIDV trình bày tham luận tại hội thảo

Theo đại diện BIDV, các rủi ro phát sinh từ hoạt động mua bán tài khoản ngân hàng cũng là một trong những rủi ro tội phạm rửa tiền mà các TCTD phải đối mặt. Chính vì thế công tác nhận diện khách hàng (KYC) và giám sát giao dịch là rất quan trọng. Các tài khoản ngân hàng bị mua bán có thể bị đối tượng xấu sử dụng với nhiều mục đích. Các ngân hàng cần chủ động nghiên cứu, trang bị các giải pháp, ứng dụng công nghệ, dữ liệu datafile hỗ trợ xác thực thông tin khách hàng/chủ tài khoản ngân hàng. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của khách hàng trong việc đăng ký mở tài khoản và sử dụng tài khoản. Ngoài ra, ngành ngân hàng kết nối CSDL Quốc gia về dân cư, CSDL CCCD/thẻ CCCD gắn chíp. Đồng bộ thông tin tài khoản ngân hàng với CSDL quốc gia về dân cư.

Dai dien TPBank

Đại diện TPBank trình bày tham luận tại hội thảo

Cũng liên quan công tác nhận diện khách hàng (KYC) và giám sát giao dịch, đại diện TPBank cho biết, TPBank đang ngày càng hoàn thiện và không ngừng phát triển các công cụ kiểm soát, giám sát rủi ro liên quan đến tất cả các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản nói riêng. TPBank hiện đang trong giai đoạn triển khai dự án phòng chống gian lận Anti fraud. TPBank đã xây dựng bộ thư viện hàng trăm rules giám sát giao dịch được đưa lên công cụ Data Catalogue. Thu thập, xây dựng thư viện tổng hợp các bộ tiêu chí giám sát, phát hiện gian lận từ các mảng nghiệp vụ khác nhau như Tải khoản thanh toán, tiết kiệm, thẻ, khoản vay, ngân hàng số,... Đã xây dựng các Bot công cụ tự động cùng với con người thực hiện rà soát, phát hiện bất thường dựa trên thông tin giao dịch tài khoản khách hàng. Tiến tới xây dựng mô hình AI để nhận diện bất thường, nghi vấn gian lận dựa trên hành vi sử dụng tài khoản của khách hàng.

Toan canh280623

Quang cảnh tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa thiết thực mà buổi tọa đàm mang lại. Ông Dũng cho rằng đây là lĩnh vực mới cần sự quan tâm vào cuộc của toàn ngành. Đồng thời, lưu ý các tổ chức tín dụng trong việc ứng dụng công nghệ mới đối với công tác phòng chống rửa tiền, phòng chống gian lận nhằm hạn chế các rủi ro.

Phó Thống đốc cũng cho rằng thông qua tọa đàm sẽ giúp các tổ chức tín dụng tăng cường nhận thức, hiểu biết về rủi ro rửa tiền, tội phạm tài chính, về các quy định pháp luật phòng, chống rửa tiền cũng như chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả.

TĐ - VNBA News

  • Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán và thẻ không hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ giao dịch bằng phương thức điện tử.

  • 8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    Sáng 10/10, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp cùng nhóm nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu triển khai Basel III tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài do TS. Nguyễn Khương, Chuyên viên chính Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Ngân hàng Nhà nước làm chủ nhiệm.

  • VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    Ngân hàng TMCP Liên doanh Việt - Nga (VRB) tiếp tục điều chỉnh chương trình ưu đãi lãi suất cho vay VND dành cho khách hàng doanh nghiệp, với lãi suất hấp dẫn hơn chỉ từ 4,4%/năm, đối tượng khách hàng đa dạng hơn, hướng tới hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.

  • MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    Từ 8/10 đến ngày 30/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức phát hành trái phiếu ra công chúng MB TBond, với tổng giá trị chào bán đợt 2 lên đến 3.105 tỷ đồng, cho phép khách hàng đặt mua trái phiếu sơ cấp này trên nền tảng Digi Trading.

  • Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Trung tâm RAR - Bộ Công an vừa qua đã chính thức ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank.

  • TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, gói tín dụng ưu đãi do 17 tổ chức tín dụng cam kết thực hiện cho vay mới, giảm lãi vay cũ, gia hạn nợ… cho khách hàng trị giá 509.864 tỷ đồng đến nay đã giải ngân đạt tỷ lệ 83,4% quy mô gói tín dụng.

  • Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Sáng 8/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận (Agribank Phú Nhuận) tại TP. Hồ Chí Minh, đã trao cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền 1,6 tỉ đồng để cùng làm chương trình “Gieo mầm tri thức” năm 2024.

  • Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam (VND) để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

  • Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Tại Thông báo số 445/TB-VPCP ngày 1/10/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các NHTMCP về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

  • Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, từ 1/10/2024, khi phát hành thẻ bằng phương thức điện tử, bên cạnh việc thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhằm nhận biết khách hàng, tổ chức phát hành thẻ còn phải thu thập thông tin sinh trắc học của chủ thẻ đối với khách hàng cá nhân, thông tin sinh trắc học của đại diện hợp pháp đối với khách hàng tổ chức.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay