Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội cũng có xu hướng gia tăng. Nhiều đối tượng lợi dụng uy tín, thương hiệu của các ngân hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Thời gian gần đây, các đối tượng tội phạm ngày càng có nhiều thủ đoạn mới, nhắm đến các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Mạo danh ngân hàng
- Đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng, được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí...., hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo. lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản
- Đối tượng chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng; sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn (hiển thị tên thương hiệu của Ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền… nhằm lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, OTP) và chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
- Đối tượng chuyển tiền vào tài khoản khách hàng, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng báo có người chuyển nhầm vào tài khoản khách hàng, hướng dẫn khách hàng thủ tục hoàn trả bằng cách ấn vào đường link và điền thông tin cá nhân, sau đó chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
2. Giả mạo người thân để vay tiền trên mạng xã hội
Đối tượng nghiên cứu và thu thập thông tin của một cá nhân mà đối tượng muốn thực hiện hành vi giả mạo, đồng thời lập một tài khoản mạng xã hội có tên, ảnh đại diện, hình nền giống với người bị mạo danh. Sau đó, đối tượng nhờ một người có tên tương tự để mở tài khoản ngân hàng có tên không dấu trùng với người bị giả mạo. Sau khi kết bạn và nhắn tin với người trong danh bạ (được cho là dữ liệu mua từ bên thứ 3), đối tượng hỏi vay tiền với lý do cần việc gấp, cần tiền chữa bệnh…, rồi gửi số tài khoản có tên chủ tài khoản chính xác là người bị mạo danh, khiến nhiều người tin tưởng và chuyển tiền đến tài khoản đó
3. Website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến
Lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, có liên kết thanh toán trực tuyến với các ngân hàng, ví dụ như ebanking-shopee.vn, ibanking-shopee.vn, ibank-shopee.vn, ebankingshopee.vn, ibankingshopee.vn, mobilebanking-shopee.vn, shopeemobilebanking.vn;…
Đối tượng gửi đường link truy cập các trang web lừa đảo này qua tin nhắn SMS, email… hoặc gọi điện thoại để hướng dẫn khách hàng giao dịch trên trang giả mạo, với mục đích lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của khách hàng trong tài khoản.
4. Lừa gạt đánh cắp dữ liệu cá nhân
- Các đối tượng có thể lập trang web giả mạo để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhằm thu thập thông tin, lịch sử giao dịch và tài khoản của khách hàng, phục vụ cho việc lừa đảo, gian lận.
- Đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển sim 3G lên 4G/5G qua điện thoại và hướng dẫn cú pháp để chuyển đổi. Trên thực tế, đây là cú pháp yêu cầu chuyển đổi từ sim 3G của khách hàng lên sim 4G/5G của đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt quyền kiểm soát điện thoại cá nhân của khách hàng. Trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử và nhận thông tin giao dịch, mã OTP qua số điện thoại này sẽ có rủi ro mất tiền trong tài khoản
5. Lừa gạt mua, bán hàng trên internet
Đối tượng gửi thông tin tới khách hàng là được nhận tiền từ nước ngoài chuyển về qua kênh Western Union và hướng dẫn cách nhận bằng cách cung cấp mật khẩu, từ đó lợi dụng thông tin được cung cấp để chuyển tiền và chiếm đoạt.
Đối tượng cũng có thể rao bán sản phẩm dịch vụ qua mạng nhưng khi khách hàng chuyển tiền thì không nhận được mặt hàng nào.
Để hạn chế tối đa rủi ro thất thoát tài sản, Ngân hàng Bắc Á (BacABank) khuyến cáo khách hàng:
TUYỆT ĐỐI:
- Không cung cấp cho bất cứ ai các thông tin về các dịch vụ Ngân hàng gồm Tài khoản đăng nhập, Mật khẩu, Mã xác thực OTP (mật khẩu một lần) ngay cả khi nhận được yêu cầu từ nhân viên ngân hàng;
- Khôngthực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng bất cứ khi nào nhận được cuộc điện thoại, tin nhắn có nội dung lạ, liên quan đến giao dịch ngân hàng (nạp thẻ điện thoại, chuyển tiền, rút tiền qua ngân hàng, chuyển đổi sim từ 3G lên sim 4G hoặc 5G, truy cập vào đường link lạ….);
- Khôngtruy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của mình vào một trang web/liên kết khác với trang web của BAC A BANK Internet Banking hay ứng dụng khác BAC A BANK Mobile Banking
- Không cài đặt các ứng dụng chưa được xác thực trên kho ứng dụng, đặc biệt theo yêu cầu của đối tượng lạ
- Không cho mượn hoặc cho thuê thông tin cá nhân để mở tài khoản ngân hàng, không cho mượn hoặc cho thuê tài khoản thanh toán, không cho mượn cho thuê ví điện tử hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử.
NÊN THỰC HIỆN:
- Chỉ đăng nhập và nhập thông tin xác thực tại đây và tại đây.
- Xác thực thông tin (qua điện thoại di động hoặc trực tiếp) trước khi thực hiện thanh toán/chuyển tiền khi nhận được yêu cầu từ Facebook/Zalo/Messenger từ người thân/bạn bè.
- Đặt mật khẩu dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán có tính bảo mật cao, thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi cảm thấy nghi ngờ. Không sử dụng các phần mềm lưu trữ mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng điện tử và đăng nhập vào các mạng xã hội.
- Sử dụng phương thức xác thực Smart OTP khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.
- Chỉ nhận thông tin qua các kênh thông tin chính thức của BAC A BANK.
Báo ngay với Ngân hàng Bắc Á theo Hotline 1800.588.828 hoặc điểm giao dịch gần nhất yêu cầu tạm khóa dịch vụ Ebanking khi không may đã cung cấp hoặc để lộ thông tin tài khoản ngân hàng hoặc khi phát hiện mất tiền trong tài khoản của mình cho người lạ qua email, cuộc gọi lạ hoặc gặp bất cứ tình huống nào nghi ngờ lừa đảo.
Để bảo đảm quyền lợi của Khách hàng, BacABank khuyến nghị khách hàng:
- Tin nhắn được Ngân hàng BacABank gửi ra luôn luôn được định danh là BacABank. Ngân hàng BacABank không gửi tin nhắn từ bất cứ số điện thoại/ số tổng đài khác
- Khách hàng chỉ đăng nhập tài khoản ngân hàng BAC A BANK qua các đường link chính thức của BacABank (luôn có https:// ở đầu đường dẫn) cụ thể như sau:
+ https://www.baca-bank.vn/SitePages/trang-chu.aspx