Thứ hai, 18/11/2024
   

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về thị trường vốn, về cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… và cần sự vào cuộc của các bộ, ngành.

TS. Nguyễn Quốc Hùng

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” sáng 19/7/2023, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cần nhìn thẳng vào thực tế đánh giá đúng khó khăn, tình hình doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới suy thoái, nguồn lực doanh nghiệp cạn kiệt, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, sản xuất sụt giảm do cầu tiêu dùng giảm.

Điều này tác động tới kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước và cả ngân hàng. Chính vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành ngân hàng có tốc độ huy động vốn khoảng 4% và tăng trưởng tín dụng khoảng 4,7%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm qua.

Trong khi đó, lãi suất liên tục yêu cầu giảm. Những tháng đầu năm FED liên tục tăng lãi suất nhưng Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất. Vừa rồi, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục kêu gọi các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề cốt lõi giúp cho các doanh nghiệp phục hồi. Giảm lãi suất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện vay ngân hàng như tài sản đảm bảo không đủ, kinh doanh thua lỗ, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ để được vay tiếp hoặc không quản lý được dòng tiền. Ngân hàng không có đủ cơ sở đảm bảo để cho vay tiếp.

Trên thực tế, kinh tế khó khăn, nguồn lực của doanh nghiệp bị cạn kiệt dẫn tới việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng và ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, giảm các quy định, điều kiện cho vay mà vẫn phải theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống. Đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện thì vẫn có thể dễ dàng vay được vốn ngân hàng.

Phản hồi thông tin cho rằng, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sẽ thêm “rào cản” doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần nhìn nhận trên tổng thể. TS. Nguyễn Quốc Hùng lấy ví dụ, một dự án bất động sản khi chủ đầu tư bán nhà cho khách hàng, người dân thì phải đầy đủ pháp lý rõ ràng (sổ đỏ), đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, tuân thủ nghĩa vụ thuế…. Nếu thiếu những yếu tố trên thì các dự án này không thể vay vốn từ ngân hàng bởi nếu ngân hàng cho vay sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã và đang triển khai các chương trình cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ cho các doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các ngân hàng căn cứ tình hình thực tế, điều kiện phù hợp để xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

TS. Nguyễn Quốc Hùng

Quang cảnh diễn đàn

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, cần phải nhìn vào thực trạng của từng doanh nghiệp và có giải pháp đồng bộ

Thứ nhất, cần có văn bản kiến nghị với Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thể chế để giảm chi phí thực thi của doanh nghiệp. Đây là một giải pháp hay và cần phải tháo gỡ.

Thứ hai, các bộ ngành cần đánh giá thực trạng của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cần thiết phải đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn như đã từng thực hiện trong giai đoạn COVID - 19.

Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư công để tạo đà phát triển; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn cho các dự án tại các địa phương, nhất là các dự án bất động sản.

Thứ tư, chúng ta đã có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 24 địa phương, Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư. Đây là thời điểm cần có sự hỗ trợ về vốn từ các quỹ trên cho doanh nghiệp nhưng thực tế, quỹ hỗ trợ thế nào, hiệu quả ra sao, có bất cập khó khăn gì trong hỗ trợ cần được làm rõ để các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tiếp cận.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp và cần thực hiện khẩn trương càng sớm càng tốt

Cuối cùng là thị trường vốn hiện yếu khi thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản trầm lắng. Niềm tin của những người đầu tư vào trái phiếu thấp vì vậy cần có cơ chế chính sách đẩy mạnh tăng cường thị trường vốn, tạo niềm tin cho thị trường phát triển, giảm áp lực vào nguồn vốn ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn bổ sung lưu động, còn nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn phải từ thị trường vốn nên cần đẩy mạnh và mở rộng thị trường vốn.

VNBA News
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay