Chủ nhật, 24/11/2024
   

Anh ghi nhận mức tăng vay nợ thẻ tín dụng cao nhất trong 17 năm

Theo số liệu công bố của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 30/8 cho biết, tỷ lệ vay nợ hằng năm bằng thẻ tín dụng tại Anh vào tháng 7 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 17 năm, một dấu hiệu cho thấy áp lực gia tăng của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại nước này.

Theo số liệu công bố của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 30/8 cho biết, tỷ lệ vay nợ hằng năm bằng thẻ tín dụng tại Anh vào tháng 7 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 17 năm, một dấu hiệu cho thấy áp lực gia tăng của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại nước này.

Chi tiêu bằng thẻ tín dụng tại Anh tăng ở mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2005 trong bối cảnh tiền lương không theo kịp với lạm phát, hiện ở mức 10% và có thể tăng gấp đôi vào đầu năm tới theo ước tính của một số ngân hàng đầu tư.

Tỷ lệ chi tiêu vay nợ bằng thẻ tín dụng cho thấy các hộ gia đình Anh đang chật vật với chi phí sinh hoạt tăng cao, ngay cả trước khi bị ảnh hưởng do mức tăng 80% hóa đơn năng lượng, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10 tới.

Số liệu của BoE cũng cho thấy, người tiêu dùng Anh đã vay tín dụng thêm 1,4 tỷ bảng (1,7 tỷ USD) trong tháng 7, giảm từ 1,8 tỷ bảng vào tháng 6, song cao hơn mức trung bình 1 tỷ bảng thời kỳ trước đại dịch COVID-19 tính đến tháng 2/2020.

Việc tăng vay tín dụng thường gắn với chi tiêu tiêu dùng cho các hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng với tốc độ lạm phát tăng nhanh nhất trong 40 năm, tiền lương thực tế giảm và niềm tin tiêu dùng tại Anh ở mức thấp nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được lưu trữ vào những năm 1970, đây là dấu hiệu của việc các hộ gia đình vay mượn nhiều cho chi phí tiêu dùng thiết yếu,

Nhà kinh tế trưởng Paul Dales tại công ty tư vấn Capital Economics cho biết, tín dụng tiêu dùng tăng trong tháng 7 có thể do một số hộ gia đình đã chuyển sang vay nợ để trang trải cuộc sống.

Số liệu của tổ chức từ thiện StepChange công bố cùng ngày cũng cho thấy tỷ lệ khách hàng cho biết khủng hoảng chi phí sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến vay nợ của họ đã tăng 2% lên 20% trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. Tỷ lệ người xin tư vấn do nợ vì chậm thanh toán tiền hóa đơn khí đốt và hóa đơn điện cũng tăng lần lượt 26% và 30%, hơn 2/3 trong số này nợ thẻ tín dụng.

Số liệu của BoE cũng cho thấy, tiết kiệm của các hộ gia đình Anh thấp hơn so với trước đại dịch. Tổng tiền gửi tiết kiệm và đầu tư ròng trong tháng 7 đạt 4,6 tỷ bảng (5,37 tỷ USD), so với mức trung bình hằng tháng 5,5 tỷ bảng (6,42 tỷ USD) trong thời kỳ trước đại dịch tính đến tháng 2/2020.

Nhà kinh tế cấp cao Gabriella Dickens tại công ty tư vấn Pantheon Macroeconomics cho biết số liệu về tiền gửi và tín dụng tháng 7 cho thấy các hộ gia đình tiếp tục giảm tiết kiệm hàng tháng để duy trì mức chi tiêu thực tế hiện tại trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Lạm phát ở Anh dự kiến sẽ tăng tốc do giá khí đốt tăng sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngân hàng Citigroup trong tháng 7 dự báo lạm phát tại Anh sẽ tăng lên mức 18,6% vào tháng 1/2023 trong khi ngân hàng Goldman Sachs cho rằng tỷ lệ này có thể đạt 22%.

Theo TTXVN

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay