Thứ ba, 15/10/2024
   

20 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng vững mạnh khu vực châu Á

The Asian Banker vừa công bố bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng vững mạnh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, đã gọi tên 20 ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đứng vị trí đầu tiên năm thứ 2 liên tiếp, với số điểm đánh giá tổng thể cao nhất trong các ngân hàng xếp hạng của Việt Nam.
20 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng vững mạnh khu vực châu Á
20 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng vững mạnh khu vực châu Á

Bảng xếp hạng Top 500 Ngân hàng vững mạnh nhất năm 2023 được xét duyệt tại nhiều quốc gia, khu vực với điểm số chi tiết và minh bạch. Các ngân hàng và công ty tài chính được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí gồm kết quả hoạt động trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, 6 tiêu chí đánh giá gồm: quy mô, tăng trưởng bảng cân đối kế toán, hồ sơ rủi ro, lợi nhuận, chất lượng tài sản và tính thanh khoản, được chia ra thành 14 yếu tố cụ thể.

Theo đó, có hai bảng xếp hạng được thực hiện với hai tiêu chí được sử dụng. Thứ nhất là danh sách 500 ngân hàng hàng đầu trong khu vực theo quy mô tài sản (AB500 Rank) và thứ hai là xếp loại 500 ngân hàng dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng (Strength Rank).

Việc đánh giá được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm khi có kết quả tài chính hàng năm của ngân hàng. Bảng xếp hạng được nhiều nhà đầu tư theo dõi, các nhà phân tích và giớ truyền thông là nguồn thông tin hàng đầu để đánh giá sức mạnh tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính công ty mẹ.

Trên bảng điểm được ghi nhận, các điểm thành phần về cơ cấu nợ, cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi, hệ số CAR... của TPBank được chấm điểm cao vượt so với các ngân hàng khác.

Kết quả thứ tự 20 ngân hàng tại Việt Nam nằm trong Top 500 ngân hàng, cụ thể là TPBank đạt số điểm đánh giá tổng thể là 6,05 điểm, xếp vị trí đầu tiên (thứ hạng 356 trong bảng AB500 và 165 Strength Rank). Vị trí thứ hai thuộc về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), với số điểm đánh giá tổng thể là 5,9 (thứ hạng 128 trong bảng AB500 và 190 Strength Rank). Vị trí thứ ba thuộc về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), với 5,68 điểm (thứ hạng 251 trong bảng AB500 và 221 Strength Rank).

Đứng thứ 4 là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), với tổng điểm đạt 5,65 điểm (thứ hạng 257 trong bảng AB500 và 226 Strength Rank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đứng thứ 5 với 5,6 điểm (thứ hạng 281 trong bảng AB500 và 230 Strength Rank). Vị trí thứ 6 thuộc về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với tổng điểm là 5,28 (thứ hạng 131 trong bảng AB500 và 266 Strength Rank). Ở vị trí thứ 7 và thứ 8, lần lượt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đều có tổng điểm là 5,23.

Vị trí thứ 9 thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với 5,13 (thứ hạng 122 trong bảng AB500 và 288 Strength Rank). Đứng thứ 10 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có tổng điểm là 5.05 (thứ hạng 284 trong bảng AB500 và 299 Strength Rank).

Từ vị trí thứ 11 đến vị trí thứ 20 lần lượt là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) với 4,75 điểm; Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) với 4,73 điểm; Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) với 4,65 điểm; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với 4,55 điểm; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được 4,33 điểm; Trong đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cùng được 4,25; Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với 3,95 điểm; Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với 3,73 điểm và cuối cùng là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được 2,78 điểm;

P.V
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay