Thứ tư, 16/07/2025
   

2.000 tỷ đô sẽ bị rút ra khỏi kinh tế toàn cầu?

Hàng ngàn tỷ đô sắp bị rút ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu khi các NHTW thực hiện các biện pháp thắt chặt định lượng.

Hàng ngàn tỷ đô sắp bị rút ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu khi các NHTW thực hiện các biện pháp thắt chặt định lượng.

2000 ty do se bi rut ra khoi kinh te toan cau

Trong nhiều năm qua, các NHTW đã mua hàng chục ngàn tỷ USD trái phiếu Chính phủ và các tài sản khác để kìm hãm lãi suất dài hạn và kích thích nền kinh tế. Các biện pháp nới lỏng định lượng (QE) này đã tạo ra cơn lũ tiền rẻ trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, khi lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, các NHTW lại xoay chiều chính sách và thực hiện “thắt chặt định lượng”. Họ thu hẹp bảng cân đối kế toán bằng cách bán ra chứng khoán hoặc không tái đầu tư khi trái phiếu đến hạn. Theo phân tích của Fitch Ratings, các động thái thắt chặt định lượng sẽ rút 2.000 tỷ USD thanh khoản ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu trong 2 năm tới.

Việc rút thanh khoản tới 2.000 tỷ USD có thể gia tăng áp lực lên một hệ thống đã căng thẳng trong thời gian gần đây.

“Có thể chúng ta đang bước vào vùng chưa ai biết tới”, Raghuram Rajan, cựu Thống đốc NHTW Ấn độ, cho hay. Ông đã từng đề cập tới rủi ro rút thanh khoản tại cuộc họp giữa các NHTW ở Jackson Hole trong năm 2022. Ông lưu ý về những “hậu quả không mong đợi” từ các gói thắt chặt định lượng.

“Cơn nghiện thanh khoản”

Trong giai đoạn 2009-2022, tổng giá trị mua trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) của các NHTW ở Mỹ, Anh, châu Âu và Nhật Bản lên tới 19.7 ngàn tỷ USD, theo Fitch Ratings.

Hiện tại, các NHTW có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới (trừ Nhật Bản) đã và đang giảm quy mô trên bảng cân đối kế toán và không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra khi thanh khoản bị rút ra khỏi hệ thống.

Trong năm 2017, bà Janet Yellen cho rằng thắt chặt định lượng cũng giống với “nhìn sơn khô từ từ”, một điều gì đó lẳng lặng diễn ra trong nền kinh tế. Tuy vậy, ông Rajan lại phản đối quan điểm này, cho rằng nhà đầu tư và các ngân hàng sẽ điều chỉnh chiến lược theo lượng tiền bị rút khỏi hệ thống.

“Vấn đề là nhu cầu thanh khoản ngày càng tăng và rất khó rút thanh khoản khỏi hệ thống”, ông nói và cho rằng các gói QE đã mang lại “cơn nghiện thanh khoản”.

Trước đây, việc Fed báo hiệu sẽ giảm nhịp độ mua tài sản trong năm 2023 đã khiến thị trường hoảng loạn và sau này biết tới với hiện tượng “taper tantrum”.

Và khi Fed cố gắng thực hiện thắt chặt định lượng trong năm 2017-2019, rắc rối liền xảy ra. Chẳng hạn, trong tháng 9/2019, lãi suất cho vay qua đêm ở Mỹ đột ngột tăng mạnh. Fed sau đó phải can thiệp bằng việc bơm thanh khoản khẩn cấp.

Theo Gary Richardson, Giảng viên kinh tế tại Đại học California, vẫn còn quá nhiều bất ổn khi kỷ nguyên tiền rẻ chấm dứt.

Căng thẳng dâng cao

Những bất ổn mà thắt chặt định lượng gây ra đã thể hiện rõ trong 8 tháng qua.

Đầu tiên là đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ Anh trong tháng 9/2022 sau khi cựu Thủ tướng Liz Truss công bố kế hoạch tăng chi tiêu bằng cách vay nợ. Sau đó, đồng Bảng rớt mạnh và NHTW Anh phải can thiệp để xoa dịu thị trường.

Cuộc khủng hoảng ở Anh “cho thấy nguy cơ xảy ra sự rối loạn” trên thị trường trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn thực hiện thắt chặt định lượng. Đây nên được xem là “hồi chuông cảnh tỉnh” với các NHTW, Fitch Ratings cho biết.

Thắt chặt định lượng cũng góp phần dẫn tới sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ, khiến 2 ngân hàng sụp đổ, ông Rajan cho biết.

Tiền gửi ở các ngân hàng tăng mạnh trong kỷ nguyên tiền rẻ, từ đó làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của các ngân hàng và vượt xa mức bảo hiểm của Chính phủ. Sau đó, các NHTW bắt đầu rút thanh khoản khỏi hệ thống, từ đó tạo ra tình trạng thiếu thanh khoản nếu người gửi đột ngột rút tiền.

Còn tệ hơn thế, nhiều chứng khoán nằm trong danh mục của ngân hàng đang bị mất giá trong bối cảnh NHTW nâng mạnh lãi suất.

“Lời khuyên của tôi luôn luôn là ‘đừng thực hiện thắt chặt định lượng trước khi lãi suất ổn định”, ông Rajan cho biết. “Làm cả hai thứ cùng một lúc sẽ tạo ra tình huống đầy phức tạp và có thể dẫn tới rắc rối”.

Điều gì có thể xảy ra?

Các NHTW cho biết họ sẽ thực hiện thắt chặt định lượng dần dần và theo lộ trình có thể dự đoán được để giảm thiểu rủi ro.

Trong báo cáo gửi khách hàng trong tuần này, Jennifer McKeown, Chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Capital Economics, lưu ý rằng trong năm qua, thị trường trái phiếu trở nên nhạy cảm hơn với các đợt nâng lãi suất hơn là thắt chặt định lượng. Bà cho rằng tác động của thắt chặt định lượng đến nay vẫn “khá khiêm tốn”.

Tuy vậy, thị trường vẫn còn mong manh. Trong báo cáo công bố vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hoạt động thắt chặt định lượng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ và Anh đã làm giảm bớt thanh khoản trên thị trường trái phiếu Chính phủ, khiến thị trường này dễ bị biến động mạnh bất thường.

Cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Anh trước đó cũng cho thấy không chỉ nhà đầu tư bị tác động từ rủi ro thắt chặt định lượng. Các chính trị gia cũng nên xem xét tới sự thay đổi đang diễn ra.

Mức nợ của các Chính phủ đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chi phí trả nợ đã giảm bớt phần nào nhờ việc các NHTW sẵn lòng mua phần lớn lượng nợ Chính phủ này. Hiện các Chính phủ cần tìm người mua khác nếu họ muốn tài trợ cho các dự án xanh hoặc các biện pháp số hóa nền kinh tế.

Richardson tại Đại học California, Irvine, tin rằng cách tiếp cận mới của các ngân hàng trung ương có thể dẫn tới sự xung đột ở Mỹ, ngay cả khi vấn đề trần nợ được giải quyết.

Ông nói: “Nếu NHTW không còn mua các trái phiếu Chính phủ nữa, thì lãi suất của khoản nợ sẽ cao hơn nhiều. Tại một thời điểm nào đó, Fed sẽ bị tác động bởi yếu tố chính trị”.

Theo FILI

  • Techcombank Sinh lời tự động hút gần 4 triệu người tham gia

    Techcombank Sinh lời tự động hút gần 4 triệu người tham gia

    Chương trình Sinh lời tự động của Techcombank có lãi suất đến 4,4% một năm, hút 4 triệu khách hàng tính đến quý 2/2025, sau một năm rưỡi ra mắt.

  • Sacombank miễn phí giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản trong hệ thống

    Sacombank miễn phí giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản trong hệ thống

    Từ tháng 07/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản trong hệ thống, cho cả VND và ngoại tệ, không phân biệt địa bàn, dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

  • VietinBank iPay ra mắt tính năng cảnh báo gian lận tức thời

    VietinBank iPay ra mắt tính năng cảnh báo gian lận tức thời

    VietinBank - ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số, tự hào giới thiệu tính năng mới - giải pháp bảo vệ tài khoản tiên tiến, giúp khách hàng an tâm khi thực hiện chuyển tiền qua ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra và cảnh báo ngay lập tức nếu tài khoản người nhận có dấu hiệu nghi ngờ gian lận hoặc lừa đảo.

  • BIDV 5 năm liên tiếp là ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam

    BIDV 5 năm liên tiếp là ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng danh hiệu “Best Forex Bank Vietnam 2025”, ghi dấu ấn là ngân hàng dẫn đầu thị trường ngoại hối Việt Nam năm thứ 5 liên tiếp.

  • TS. Nguyễn Quốc Hùng: Khung pháp lý chưa đồng bộ là rào cản trong phát triển tài chính xanh

    TS. Nguyễn Quốc Hùng: Khung pháp lý chưa đồng bộ là rào cản trong phát triển tài chính xanh

    Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, một trong những rào cản, thách thức lớn nhất hiện nay khi phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam là khuôn khổ pháp lý vẫn chưa thật sự đồng bộ và hoàn thiện.

  • Agribank và SWIFT đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi số ngân hàng

    Agribank và SWIFT đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi số ngân hàng

    Ngày 9/7/2025, tại Trụ sở chính, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đón tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao SWIFT do ông Kevin Wong, Tổng Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dẫn đầu trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

  • Vietcombank Nam Thăng Long khai trương phòng giao dịch Ngọc Hồi

    Vietcombank Nam Thăng Long khai trương phòng giao dịch Ngọc Hồi

    Ngày 30/6/2025,Vietcombank Nam Thăng Long chính thức khai trương Phòng giao dịch Ngọc Hồi tại địa chỉ 283 - 285 đường Ngọc Hồi, xã Thanh Trì, TP. Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 7

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 7

    Một số tổ chức điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam; Việt Nam vẫn duy trì được lợi thế tương đối sau vấn đề thuế đối ứng; Khẩn trương gỡ bỏ công cụ hành chính, chuyển sang điều hành tăng trưởng tín dụng theo cơ chế thị trường; Thương mại toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất cân bằng thương mại tiếp tục gia tăng; Kinh tế Trung Quốc: CPI tăng lần đầu tiên sau 5 tháng... Đây là những thông tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 7/2025.

  • Nam A Bank bứt phá nửa đầu năm 2025, lợi nhuận và tài sản tăng trưởng ấn tượng

    Nam A Bank bứt phá nửa đầu năm 2025, lợi nhuận và tài sản tăng trưởng ấn tượng

    6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

  • Ngân hàng Shinhan Việt Nam chính thức khai trương phòng giao dịch Calmette

    Ngân hàng Shinhan Việt Nam chính thức khai trương phòng giao dịch Calmette

    Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (“Ngân hàng Shinhan”) chính thức khai trương Phòng Giao dịch Calmette (“PGD Calmette”) tại Tầng trệt, tòa nhà E-town Central, số 11 đường Đoàn Văn Bơ, phường Xóm Chiếu, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc khai trương PGD Calmette nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới của Ngân hàng Shinhan trong năm 2025, nâng tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng lên 55 trên toàn quốc. PGD Calmette chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/07/2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay