Thứ bảy, 04/01/2025
   

Vụ Truyền thông nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về truyền thông chính sách

Ngày 29/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai niệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội Nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 22 tập thể có thành tích tiêu biểu đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển ngành TT&TT trong năm 2024.

Bộ trưởng Bộ TT& TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng bằng khen cho 22 đơn vị có thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông (NHNN).
Tham dự hội nghị còn có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Ngô Đông Hải; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Phạm Gia Túc; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Tổng giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ; Tổng Giám đốc VTV Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật Vũ Trọng Lâm. Cùng tham dự hội nghị còn có các đại biểu các Bộ, ban, ngành địa phương và tại một số điểm cầu trực tuyến. Trong khuôn khổ Hội nghị, Truyền thông chính sách đã được nhắc tới như một điểm sáng trong công tác của Ngành Thông tin và Truyền thông trong năm 2024.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vinh dự là một trong 09 đơn vị của các Bộ, Ngành, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính Phủ được khen thưởng (Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Ban Văn hóa - Xã hội, Đài Tiếng nói Việt Nam; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Bộ Tài chính; Văn phòng Bộ Nội vụ; Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) vì những thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách năm 2024.

Truyền thông chính sách: Nhận thức – Hành động – Kết quả

Truyền thông chính sách, với mục tiêu tạo dựng một xã hội độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động. Theo Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2023, công tác truyền thông chính sách được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, với báo chí và các phương tiện truyền thông khác là kênh thông tin chủ yếu. Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhân sự và nguồn lực cho công tác này.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về truyền thông chính sách trong thời đại mới, nhận thức của các Bộ, Ngành địa phương đã có chuyển biến tích cực: (i) Năm 2024, ngân sách các địa phương cho truyền thông chính sách đã tăng trung bình 10%, có những địa phương tăng tới 50%, đã hình thành mạng lưới truyền thông chính sách với hơn 13.000 đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí (ii) Đến nay, 91/93 bộ, ngành, địa phương đã xâydựng chương trình/kế hoạch để triển khai Chỉ thị 07, đạt tỷ lệ 97,8%; (iii) Số lượng tin bài truyền thông chính sách chiếm trên 20% số lượng tin bài trên báo chí; (iv) Nhiều bộ, ngành, địa phương đã bố trí cán bộ chuyên trách cho công tác truyền thông chính sách, dành ngân sách riêng và đa dạng hóa các phương thức truyền thông; (v) Nhiều bộ, ngành, địa phương cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo và thiết lập tài khoản mạng xã hội như FB, Zalo, …để tuyên truyền hiệu quả hơn;

Tại Hội Nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 22 đơn vị có thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng bằng khen cho 22 đơn vị có thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông - NHNN
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng bằng khen cho 22 đơn vị có thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông - NHNN
Vụ Truyền thông NHNN: Đổi mới sáng tạo trong truyền thông chính sách

Vụ Truyền thông NHNN đã triển khai hoạt động truyền thông chính sách trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử…) một cách sáng tạo, chuyên nghiêp, thống nhất, hiệu quả; Các chương trình giáo dục tài chính theo cách mới, sáng tạo, đột phá, lần đầu tiên làm, tạo sự thay đổi về cách thức truyền thông chính sách với phương châm dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện được dư luận yêu thích và đánh giá cao như các chương trình: “Tiền khéo – Tiền khôn” phát sóng trên VTV3; “Tay hòm chìa khóa” phát sóng trên VTV1; “Đồng tiền thông thái” phát sóng trên VTV1 hay các cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”; chuỗi sự kiện “Nhà Ngân hàng tương lai” (2023); Cuộc thi “Hiểu biết về tài chính” (2024)…Vụ Truyền thông cũng đã nghiên cứu, sáng tạo đổi mới truyền thông giáo dục tài chính trên nền tảng mạng xã hội và 01 kênh giáo dục tài chính trên nền tảng Tiktok để bắt kịp xu thế thời đại và kinh nghiệm quốc tế. Các chương trình GDTC đã truyền tải kịp thời các chính sách của NHTW, thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng thanh toán tăng, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, tránh rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính, giảm thiểu chi phí xã hội, đóng góp tích cực cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước… Từ đó đã tạo được sự đồng thuận và đánh giá cao của dư luận, làm nổi bật sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Thống đốc và Ban lãnh đạo NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng hợp lý, lấy chất lượng tăng trưởng là cốt lõi và hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Qua đó tạo được sự đồng thuận, nâng cao niềm tin công chúng với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng, góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách, đóng góp vào thành công chung của ngành trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển Truyền thông chính sách

Trong năm 2025 và thời gian tới, truyền thông chính sách cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy góp phần trong công tác phát triển công nghệ số, tuyên truyền cho người dân hiểu nội hàm kinh tế số, đặc biệt là việc sử dụng những phương thức truyền thông mới như kết nối với các KOL, truyền thông trên nền tảng số như fanpage, Facebook, Tiktok... Việc Bộ TT&TT chính thức ra mắt Mạng lưới truyền thông chính sách trên toàn quốc, đặt dấu mốc quan trọng trong việc phủ rộng, lan tỏa triển khai công tác truyền thông chính sách trên cả nước.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mạng lưới.
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mạng lưới.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”. Việc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là phương châm mà còn là động lực để phát huy nguồn lực từ nhân dân. Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn cho công tác truyền thông chính sách. Thước đo hiệu quả của truyền thông chính sáchchính là lòng tin của nhân dân. Để đạt được điều này, truyền thông chính sách cần phát huy tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, nhằm chuyển tải chính sách đến với nhân dân để chính sách “sống” và có hiệu lực trong thực tiễn.

Theo SBV
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay