Thứ năm, 21/11/2024
   

Vietcombank dời lịch tổ chức Đại hội, bổ sung tờ trình về phương án cơ cấu lại

Bên cạnh việc dời lịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng Vietcombank (mã cổ phiếu VCB) đã bổ sung thêm tờ trình về Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Xây dựng.
Ngân hàng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Xây dựng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng Vietcombank, mã cổ phiếu VCB - sàn HoSE) vừa thông báo điều chỉnh thời gian dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 từ ngày 26/4 sang ngày 27/4/2024 nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị tổ chức.

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp Đại hội cũng được thay đổi từ ngày 26/3 sang ngày 27/3/2024; lịch trình và địa điểm diễn ra Đại hội vẫn giữ được nguyên.

Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Vietcombank cũng phê duyệt bổ sung nội dung về "Tờ trình về Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" vào danh sách nội dung dự kiến họp Đại hội.

Hồi tháng 6/2023, đại diện Ngân hàng Xây dựng cho biết Ngân hàng Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng mẹ của ngân hàng này. Từ tháng 3/2015, Ngân hàng Xây dựng đã chính thức trở thành ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, với sự hỗ trợ toàn diện từ Ngân hàng Vietcombank.

Ngân hàng Vietcombank đã cử Phó Tổng giám đốc là ông Nguyễn Văn Tuân làm chủ tịch Ngân hàng Xây dựng sau khi Ngân hàng Xây dựng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng và chuyển đổi mô hình hoạt động.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 của Ngân hàng Vietcombank, Chủ tịch Ngân hàng Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết ngân hàng sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.

"Đây là một phần trách nhiệm, nhưng cũng là cơ hội cho Ngân hàng Vietcombank. Những hỗ trợ, điều kiện từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra cho ngân hàng động lực mới, cơ hội phát triển mới trong thời gian tới", ông Phạm Quang Dũng nói.

Trong một diễn biến có liên quan, Ngân hàng Vietcombank vừa qua đã công bố phương án phân phối lợi nhuận năm 2022. Theo đó, Ngân hàng Vietcombank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ năm 2022 (21.680 tỷ đồng).

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VCB của Ngân hàng Vietcombank từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VCB của Ngân hàng Vietcombank từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Với số vốn điều lệ hiện tại gần 55.891 tỷ đồng, ước tính tỷ lệ thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 của Ngân hàng Vietcombank đạt gần 38,8%, tương đương việc khoảng 2,17 tỷ cổ phiếu VCB được phát hành thêm để thực hiện việc chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Trong năm 2023, Ngân hàng Vietcombank cũng đã hoàn thành tăng vốn từ lợi nhuận 2020 và lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 18,1%, đưa vốn điều lệ lên gần 55.891 tỷ đồng.

Nếu việc phân phối lợi nhuận năm 2022 diễn ra thành công, vốn điều lệ của Ngân hàng Vietcombank sẽ tăng thêm 21.680 tỷ đồng, đạt hơn 77.571 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2023, Vietcombank có 2 cổ đông lớn là NHNN nắm giữ hơn 4,18 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 74,8% vốn và Mizuho Bank nắm giữ gần 0,84 tỷ cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 15%.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 1/3, thị giá cổ phiếu VCB đạt 97.300 đồng/cổ phiếu, tăng 17,5% so với thời điểm đầu năm nay.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay