Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, quan hệ tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng tranh chấp về hợp đồng và bản chất là quan hệ vay mượn, đa số có lãi. Nguyên đơn khởi kiện các vụ án này thường là các tổ chức tín dụng.
Theo Viện Kiểm sát, quá trình giải quyết tố tụng thực tế thời gian qua vẫn còn nhiều vi phạm, thiếu sót của tòa án cấp dưới, thể hiện qua số bản án bị tòa án cấp trên hủy, sửa vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các vụ án kinh doanh thương mại bị hủy, sửa.
Một số trường hợp sơ xuất trong trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng gồm: Xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự; bỏ sót vợ hoặc chồng tham gia tố tụng với trường hợp tài sản thế chấp đứng tên một người trong thời kỳ hôn nhân; bỏ sót thành viên hộ gia đình có quyền đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình; đình chỉ giải quyết vụ án do doanh nghiệp chấp dứt hoạt động, giải thể không đúng…
Trong nội dung văn bản mới đây, Viện Kiểm sát cũng lưu ý kiểm sát viên đối với một số dạng vi phạm liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo xảy ra, như trường hợp hợp đồng thế chấp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng, công trình…) không thế chấp quyền xử dụng đất.
Một số trường hợp như trên, tòa án nếu tuyên án việc phát mãi cả quyền sử dụng đất là không đúng thỏa thuận của các bên.
Ngoài ra, trường hợp tuyên án phát mãi hợp đồng thế chấp đối với quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm là vi phạm khoản 2, điều 179 Luật Đất đai năm 2013 (những trường hợp này cũng thường hay bị nhầm lẫn với những trường hợp thế chấp thông thường).
Chi tiết văn bản hướng dẫn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem tại đây.