Thứ sáu, 10/01/2025
   

Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 109/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 109/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

Thông tư quy định, các hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu phải có hệ thống Core banking (ngân hàng lõi - là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng) đặt tại Việt Nam, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đáp ứng yêu cầu kết nối và trao đổi thông tin thanh toán song phương điện tử với Kho bạc Nhà nước, đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước Trung ương và đã kết nối với Cổng thông tin điện tử và thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại phải cam kết với Kho bạc Nhà nước, có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai thanh toán song phương điện tử và tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước.

Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu, chi ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt đối với ngân hàng thương mại mà Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán; đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt của với ngân hàng thương mại mà Kho bạc Nhà nước mở tài khoản chuyên thu.

Đặc biệt, thông tư đã sửa đổi việc các tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại các hệ thống ngân hàng thương mại vào cuối ngày giao dịch (thời điểm COT).

Theo đó, sau khi đối chiếu với các ngân hàng thương mại, toàn bộ số dư trên các tài khoản tại thời điểm COT được chuyển về tài khoản thanh toán tổng hợp, tài khoản chuyên thu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Trung ương tại cùng hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo các tài khoản này có số dư bằng 0, trừ những khoản thu phát sinh sau thời điểm COT. Trường hợp phát sinh sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện việc kết chuyển trong ngày, việc kết chuyển thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Đối với các tài khoản thanh toán tổng hợp, thông tư nêu rõ, tài khoản chuyên thu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Trung ương tại các hệ thống ngân hàng thương mại, cuối ngày giao dịch, sau khi đã nhận số quyết toán từ các tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu, toàn bộ số dư trên các tài khoản được chuyển về tài khoản thanh toán tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Trung ương tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo các tài khoản này có số dư bằng 0, trừ những khoản thu phát sinh sau thời điểm COT và trừ các tài khoản thanh toán tổng hợp bằng những loại ngoại tệ mà ngân hàng thương mại Việt Nam chưa mở tài khoản cho Kho bạc Nhà nước. Trường hợp phát sinh sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện việc kết chuyển trong ngày, việc kết chuyển thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Trong trường hợp các đơn vị Kho bạc Nhà nước phát hiện có khoản thu không được hạch toán và kết chuyển kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại theo quy định trên và được xác định là lỗi do nguyên nhân chủ quan của chi nhánh hoặc phòng giao dịch thì phải nộp tiền lãi phát sinh đối với số dư trên các tài khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2022.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay