Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo sơ kết năm thứ 4 thực hiện nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019, đã khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hanh Quyết định 1178/QD-NHNN ngày 31/5/2019 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, với 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cùng mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn.
Trong 01 năm qua, kết quả các giải pháp của ngân hàng nhà nước như sau: Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kính tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, ngân hàng nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14%-15%, có điều chỉnh phù họp với diễn biến tình hình thực tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Theo đó, ngân hàng nhà nước đã thực hiện phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng. Đồng thời, định kỳ rà soát và xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này. Trong đó, đã chỉ đạo hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ cùng các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.
Đối với lãi suất, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 03 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-1,5%/năm trong tháng 3, tháng 4 và 5/2023. Đồng thời, đã làm việc với các NHTM để tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi và cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh. Đến ngày 19/5/2023, bình quân lãi suất tiền gửi phát sinh mới ở mức 6,11%/năm, giảm khoảng 0,37% so với cuối năm 2022; bình quân lãi suất cho vay phát sinh mới ở mức 9,09%/năm, giảm khoảng 0,9%/năm so với cuối năm 2022.
Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng thường xuyên rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng qua các kênh tín dụng chính thức, cụ thể: (i) Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng để trình Quốc hội nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng; (ii) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định: (1) Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chỉnh sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trinh mục tiêu quổc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm. 2025; (2) Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư hướng dẫn; (iii) Nghiên cứu, xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (trong đó có hoạt động cho vay ngang hàng - P2P Lending); (iv) Ban hành Thông tư số 11/2020/TT-NHNN ngày 30/9/2022, trong đó bổ sung quy định về hoạt động bảo lãnh điện tử đối với khách hàng cá nhân và tổ chức; đồng thời hiện đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của ttoor chức tín dụng đối với khách hàng, trong đó bổ sung một số quy định về hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
8 giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp
Thời gian qua, ngân hàng nhà nước đã chủ động triển khai các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, cụ thể như:
(1) Thường xuyên chỉ đạo tổ chức tín dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm băng tài sản;
(2) Đẩy mạnh triển khai triển khai chương trinh tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng của Agribank cho khách hàng, theo đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp;
(3) Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tài chính tiêu dùng lên tởi 20.000 tỷ đồng của Công ty Tài chính TNHH HD Saison và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC (10.000 tỷ đồng mỗi công ty) để cho vay đối với công nhân lao động với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất các công ty này đang cho vay trên thị trường;
(4) Kịp thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vổn của các ngân hàng này với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5- 2%/năm lãi suất cho vay bình quân trên thị trường đối vói chủ đầu tư, người mua nhà các Dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cu cũ theo chỉ đạo của Chính phù.
(5) Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, các Hội nghị tín dụng chuyên đề (lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, nông sản xuất khẩu chủ lực,...), các Hội nghị tín dụng vùng (Đông Nam Bộ) nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vổn tín dụng ngân hàng;
(6) Tích cực họp tác với các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, WB...) triển khai các chương trình cho vay với lãi suất thấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(7) Tăng cường hoạt động truyền thông, phổ biến về cơ chế, chính sách, chương tình tín dụng bằng nhiều hình thức để người dân, doanh nghiệp hiểu và tiếp cận các chính sách, sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng;
(8) Ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023) để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng mà không phải đi tìm nguồn tín dụng đen.
Kết quả đạt được
- Mạng lưới hệ thống tổ chức tín dụng được mở rộng đã tạo điều kiện để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Đến 31/12/2022, toàn hệ thống đã có 124 tổ chức tín dụng và gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân; 16 Công ty tài chính được cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.337 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc; 04 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động với 65 chi nhánh và 70 phòng giao dịch thuộc 25 tỉnh, thành phố.
Tới cuối tháng 4/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,05% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là nơi dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen) đạt trên 3 triệu tỷ đồng với hơn 14,2 triệu khách hàng, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng khoảng 2,36%) so với cuối năm 2022.
Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với dư nợ đạt gần 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 22% dư nợ nền kinh tế, tăng khoảng 3,79% so với cuối năm 2022.
Về chương trình cho vay tiêu dùng 5.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay đã cho 811.516 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 74.497 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.638 tỷ đồng với 83.590 khách hàng còn dư nợ.
Chương trình tài chính tiêu dùng 20.000 tỷ đồng của Công ty Tài chính TNHH HD Saison (HD Saison) và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng SMBC (FE Credit) cho công nhân vay, đã giải ngân được 5.326 tỷ đồng (trong đó HDSaison: 3.867 tỷ đồng; FECredit: 1.459 tỷ đồng).
Đáng chú ý, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang tích cực triển khai 26 chương trình tín dụng chính sách để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho hộ nghèo; hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách với dư nợ đến cuối tháng 4/2023 đạt gần 300 nghìn tỷ đồng, tăng 5,74% so với cuối năm 2022, với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay của các tổ chức tài chính vi mô đến cuối tháng 4/2023 đạt 8.226,8 tỷ đồng, chất lượng nợ cơ bản được đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng đã thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: (1) Kết quả thực hiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, đến cuối tháng 6/2022 (thời điểm kết thúc chính sách), các tổ chức tín dụng đã thực hiện: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là 722.334 tỷ đồng với 1.090.725 khách hàng; (ii) Miễn, giảm lãi, phí, gữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kể là 92.425 tỷ đồng với 561.989 khách hàng. Đến 31/3/2023, dư nợ cơ cấu lại thòi hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ còn 78.829 tỷ đồng, dư nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ còn 9.822 tỷ đông.
(2) Kết quả thực hiện theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, đến 31/5/2023, đã có 26 tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với số dư nợ gốc và lãi khoảng 14.339 tỷ đồng.
Khó khăn, vướng mắc
Về phía khách hàng, (i) Một số khách hàng thiếu năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu phương án kinh doanh khả thi; các nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ; quá trình thẩm định cấp tín dụng khó khăn do nguồn thông tin không đầy đủ, độ chính xác không cao; (ii) Thông tin do khách hàng cung cấp còn thiếu minh bạch, trong khi chế tài về trách nhiệm cung cấp thông tin của khách hàng chưa đầy đủ, việc thu thập thông tin về thu nhập của khách hàng từ các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội,… còn gặp nhiều khó khăn; (iii) Một số khách hàng vẫn tìm đến tín dụng đen do thói quen tiêu dùng hoặc phục vụ nhu cầu không hợp pháp (cờ bạc, lô đề, ma túy,...).
Về phía các tổ chức tín dụng, (i) Phải đảm bảo chất lượng nợ, an toàn vốn và an toàn hệ thống, thủ lục cho vay, xử lý nợ, rủi ro không giống các tổ chức cung ứng tín dụng đen. (ii) Chi phí huy động vốn của các Công ty Tài chính cao hơn so với các ngân hàng thương mại nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh; (iii) Hoạt động của các Công ty Tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động thu nợ; (iv) Việc khách hàng chậm trả nợ khiến cho các Công ty Tài chính tiêu dùng phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, đòi nợ bao gồm vận hành, nhân lực và chi phí pháp lý; (v) Hoạt động không lành mạnh của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng không do ngân hàng nhà nước cấp phép, hoạt động tín dụng đen gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng bất lợi đên hoạt động và uy tín của các công tỵ tài chỉnh tiêu dùng.
8 định hướng của ngân hàng nhà nước trong thời gian tới
Theo báo cáo cho biết, ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định 1178/QĐ-NHNN ngày 31/5/2019 của ngân hàng nhà nước, Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế tín dụng đen, trong đó tập trung:
(1) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để đáp ứng yêu cấu của thực tế và tăng khả năng tiêp cận vồn cùa người dân, doanh nghiệp.
(2) Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cường khả năng cung ứng tín dụng, dịch vụ ngân hàng chính thức.
(3) Chỉ đạo tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho mọi tầng lóp nhân dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức.
(4) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt và có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
(5) Đẩy mạnh triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và nhà ở công nhân; các chương trình tín dụng thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
(6) Tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trà nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
(7) Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, chuyển đổi số ngành ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm cho vay an toàn, hiệu quả.
(8) Tăng cường công tác truyền thông về các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu về tín dụng từ các kênh cung cấp tín dụng chính thức, góp phần truyền tải vốn tín dụng ngân hàng đến người dân một cách hiệu quả nhất.
4 đề xuất, kiến nghị
Để góp phần hạn chế tín dụng đen, bên cạnh các giải pháp ngành ngân hàng nhằm tăng cường các kênh cung cấp tín dụng chính thức, cần có sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, ngân hàng nhà nước có 4 kiến nghị sau:
Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm đã được phân công trong Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, UBND các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn để có giải pháp tháo gỡ, góp phần hạn chế người dân có nhu cầu vay tiền chính đáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh phải tìm đến tín dụng đen.
Thứ ba, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phát hiện, xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen; Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, công ty tài chính chính thức được kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để giúp xác định khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, đồng thời giúp việc thẩm định, đánh giá khách hàng được chính xác, tiết kiệm nguồn lực.
Thứ tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan có liên quan tiếp tục phối hợp với ngành công an, ngành ngân hàng đa dạng hoá các phương thức tuyên truyền, phổ biến, dễ tiếp cận tới người dân về các chính sách, chương trình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chính thức; cảnh báo sớm các phương thức thủ đoạn mới của hoạt động tín dụng đen, gắn với các vụ án, vụ việc cụ thể.
Theo báo cáo SBV