Thứ tư, 03/07/2024
   

SHB Finance cảnh báo khách hàng về việc giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) vừa đưa ra cảnh báo tới khách hàng về việc mạo danh nhân viên của Công ty, với mục đích để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) vừa đưa ra cảnh báo tới khách hàng về việc mạo danh nhân viên của Công ty, với mục đích để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Điểm chung:

- Đối tượng lừa đảo tiếp cận các KH có lịch sử tìm kiếm thông tin qua MXH về việc có nhu cầu vay vốn.

- Cả 3 hình thức đối tượng lừa đảo chỉ trao đổi với Khách hàng qua điện thoại, mạng xã hội (Zalo& Facebook) và không gặp mặt trực tiếp.

Điểm riêng:

Cách Thức Lừa đảo qua App/Website:

- Một dạng đường link rút gọn tên miền, địa chỉ website, nhấp vàp đường link sẽ xuất hiện logo,hình ảnh và nội dung của Công ty SHB Finance, Ngân hàng SHB. Các thao tác đăng ký hồ sơ khoản vay online được lưu lại nhằm truy vấn toàn bộ thông tin cá nhân để đối tượng lừa đảo sẽ tiến hành liên lạc và trao đổi trực tiếp. Chúng tôi đã ghi nhận các website như sau:

https://cutt.ly/XLa9hYw

http://agribank0.com/

http://cutt.ly/jZ9e19u

- Trên giao diện có thể hiện số tổng đài 1900999973, có nhân viên trực tổng đài và mạo danh nhân viên SHB Finance hỗ trợ tư vấn hỗ trợ khoản vay từ 50- 600 triệu đồng, lãi suất cố định 0,7%/ tháng và không cần thế chấp.

- Cá nhân mạo danh là chuyên viên tư vấn hồ sơ sẽ nhắn tin, thực hiện liên hệ khách hàng hướng dẫn đăng nhập và cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện hồ sơ vay trên ứng dụng. Lúc này các khách hàng cung cấp thông tin gồm CMND/CCCD + Sổ hộ khẩu + Số Tài Khoản ngân hàng, yêu cầu tạo mật khẩu lại trước khi vào ứng dụng => Khách hàng đã bị đối tượng lừa đảo kiểm soát thông tin.

- Sau khi kiểm soát thành công, đối tượng lừa đảo tiếp tục yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến các STK được chỉ định (Thay đổi rất nhiều STK và nhiều ngân hàng thụ hưởng) sau đó khách hàng sẽ được giải ngân số tiền đăng ký vay cùng với số tiền chuyển trước đó.

Cách thức lừa đảo qua Bưu cục:

- Đối tượng lừa đảo dùng sim rác thực hiện liên hệ khách hàng để chào mời vay vốn, sau đó trao đổi trên ứng dụng Zalo/Facebook.

- Tiếp theo, đối tượng liên tục gửi các tin nhắn có nội dung liên quan đến khoản vay đã được giải ngân, tạo các văn bản giải ngân giả, có logo SHB và gửi Bưu Cục chuyển phát nhanh đến khách hàng.

- Sau khi khách hàng nhận được bưu phẩm thì đối tượng yêu cầu chuyển tiền trước nhiều lần phí với nội dung là bảo hiểm khoản vay, chi phí khác nhằm kích hoạt tiện ích giải ngân trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.

- Sau khi chiếm đoạt tiền thành công, đối tượng lừa đảo đã tiến hành chặn/hủy kết bạn với khách hàng trên ứng dụng Zalo/Facebook, chặn SĐT liên lạc.

Cách thức lừa đảo bằng cách yêu cầu chuyển khoản tiền để sửa lại thông tin cá nhân:

- Đối tượng lừa đảo cung cấp các mẫu Hợp đồng vay vốn/ Giấy xác nhận/ Văn bản, biểu mẫu… có logo, mộc tròn… giả mạo giấy tờ biểu mẫu của SHB Finance.

- Thông báo với khách hàng về thông tin STK thụ hưởng khoản giải ngân đã nhập sai thông tin (Đối tượng lừa đảo cố tình chỉnh sửa thông tin trên Hợp đồng giả mạo nhằm đánh lạc hướng khách hàng), sau đó yêu cầu thực hiện một trong hai phương án:

+ Nộp tiền vào tài khoản được đối tượng chỉ định (Thay đổi rất nhiều STK và nhiều ngân hàng thụ hưởng) sau đó khách hàng sẽ được giải ngân số tiền đăng ký vay cùng với số tiền chuyển trước đó.

+ Đến trực tiếp Ngân hàng SHB để thay đổi, chỉnh sửa lại STK thụ hưởng đúng trên hợp đồng. (Đối tượng lừa đảo muốn KH thực hiện phương án 1 nên cố tình đưa thông tin bắt buộc KH di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác nhằm gây khó khăn cho KH)

+ Đối với khác hàng không thực hiện theo phương án 1 (chuyển khoản tiền), đối tượng lừa đảo đã tiến hành chặn/hủy kết bạn trên ứng dụng zalo/facebook, chặn sđt liên lạc.

SHB Finance hướng dẫn khách hàng cách nhận biết dấu hiệu của một giao dịch lừa đảo mạo danh SHB Finance như sau:

- SHB Finance hỗ trợ khoản vay cho khách hàng hoàn toàn không mất phí và nhân viên không được phép thu hộ/đóng hộ bất kỳ khoản tiền nào nên tất cả các các hình thức hỗ trợ vay vốn yêu cầu khách hàng đóng trước khoản phí bảo hiểm, phí chỉnh sửa thông tin trên Hợp đồng vay, phí kích hoạt giải ngân, phí xóa nợ xấu…đều có dấu hiệu lừa đảo bất thường, khách hàng phải đặc biệt lưu ý.

- Hiện nay SHB Finance tổng hợp các số điện thoại ghi nhận của đối tượng lừa đảo sử dụng trước đó gồm:

Phạm Gia Khánh - sđt: 0328547739/ 0879405243

Huynh Duy Khang - sđt: 0367508735/ 0772652142

Trung Văn Tin_sđt 0899199941

Nguyen Ho Minh Nhut_sđt 0328577066/ 0789070900

Quynh Anh_sđt 0762111820/ 0908626851/ 0776904609.

- Các đường dẫn tới website, ứng dụng điện thoại giả mạo (Có sử dụng hình ảnh/nhãn hiệu SHB Finance) tuy nhiên tên miền, địa chỉ website thể hiện thông tin ngân hàng, Tổ chức tín dụng khác… hoặc đều được Google/Zalo/Facebook… cảnh báo đến khách hàng link ứng dụng độc hại, nhiễm Virus khi Khách hàng click vào.

Để tránh xảy ra những sự việc mất mát không đáng có, khách hàng cần:

- Không giao dịch tín dụng trên các link website, SĐT lạ, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng…

- Không cung cấp thông tin cá nhân (CMND, STK, mã OTP, mã CVV...) cho bất cứ ai

- Khi có tin nhắn thông báo bất thường với danh nghĩa của SHB Finance hay ngân hàng SHB, liên lạc và làm việc trực tiếp với nhân viên tại địa bàn hoặc gọi tổng đài để được hỗ trợ.

- Ưu tiên vay vốn ở các tổ chức tài chính uy tín, có tiếng. Cảnh giác với các loại hình quảng cáo cho vay app, vay nóng, bán hồ sơ vay vốn, thanh lý hồ sơ vay vốn, được quảng bá là nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội, các ứng dụng chat Zalo hoặc qua bất cứ trung gian nào.

- Liên hệ và cập nhật tin tức thông qua các kênh thông tin chính thức của SHB Finance:

+ Website: https://www.shbfinance.com.vn

+ Fanpage: https://www.facebook.com/TaichinhtieudungSHB/

+ Tổng đài: 19002198

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay