Thứ hai, 25/11/2024
   

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6

Theo chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 23/10, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án Luật, trong đó có Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đồng thời sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án Luật khác.

Sáng 23/10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 khai mạc, bắt đầu chương trình nghị sự một tháng với các nội dung lấy phiếu tín nhiệm, chất vấn, giám sát, xây dựng luật.

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 1 dự thảo nghị quyết là Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đối với các dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án Luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trước đó tại Kỳ họp thứ 5, sáng 5/6/2023, Quốc hội nghe Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết việc xây dựng Dự thảo Luật nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo. Xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là một trong nhiều cơ quan tích cực góp ý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

PV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay