Thứ tư, 22/01/2025
   

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 10

Từ ngày 24 đến 25/8/2023, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMGM) lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia.
NHNN tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia  Hội nghị AFMGM lần này có sự tham dự của Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính các quốc gia ASEAN, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế khu vực ASEAN và Nam Á (ERIA), Kinh tế trưởng Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN (AMRO), Phó Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổng thư ký ASEAN... Hội nghị được tổ chức lần thứ 2 trong năm theo sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia với mục đích cập nhật thường xuyên hơn tình hình hoạt động của các Nhóm công tác ASEAN cũng như tiến trình hội nhập ngành ngân hàng, tài chính khu vực ASEAN trong nửa cuối năm 2023 trong bối cảnh thế giới vẫn còn biến động và tiềm ẩn các rủi ro. Đây cũng là dịp để các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế về tình hình và viễn cảnh kinh tế thế giới và khu vực; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong điều hành kinh tế vĩ mô và gìn giữ tính ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong bối cảnh mới.  Về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới  Tại Hội nghị, các tổ chức quốc tế chia sẻ dự báo về điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023 (còn khoảng 2,1% - 3%) và dự báo xu hướng dần phục hồi vào năm 2024. Các rủi ro đối với kinh tế toàn cầu vẫn hiện hữu và có khả năng lan truyền do lạm phát tại nhiều quốc gia vẫn đang neo ở mức cao, khu vực tài chính gặp nhiều biến động, các rủi ro địa chính trị toàn cầu gia tăng cùng với đó là các thách thức về biến đổi khí hậu. Kinh tế của khu vực ASEAN cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của diễn biến kinh tế thế giới. Theo đánh giá của AMRO, khu vực ASEAN+3 được dự báo tăng trưởng 4,6% và đối mặt một số rủi ro liên quan tới động thái thắt chặt tiền tệ của Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Mỹ và châu Âu…  Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN  Trong bối cảnh trên, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế và các chỉ đạo, điều hành các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) đồng bộ, chủ động, linh hoạt góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Cụ thể:  Điều hành thị trường mở để tạo điều kiện thanh khoản, hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng lãi suất thông qua điều hành linh hoạt, chủ động nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ và góp phần thực hiện mục tiêu CSTT.  Điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: Trong 8 tháng đầu năm 2023 NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.  Điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.  Điều hành tăng trưởng tín dụng, sẵn sàng nguồn cung tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát đơn giản hóa, rút ngắn quy trình thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và đảm bảo an toàn hoạt động.  Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta Indonesia2Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà phát biểu tại Hội nghị AFMGM  Đối thoại chính sách về vấn đề tài chính chuyển đổi  Tại Hội nghị lần này, các Thống đốc NHTW, Bộ trưởng Tài chính ASEAN và các tổ chức quốc tế đã dành thời gian đối thoại chính sách về thúc đẩy tài chính chuyển đổi. Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Ủy ban phân loại tài chính ASEAN trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy) phiên bản 1 và 2, với vai trò là cơ sở tham chiếu cho các chương trình, dự án và hoạt động bền vững tại khu vực ASEAN. Theo Phó Thống đốc, để có thể thu hút các nhà đầu tư vào các dự án bền vững trong khu vực, các tiêu chuẩn trong ASEAN Taxonomy cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên để đảm bảo sự phù hợp và tương thích với các hệ thống phân loại khác trên thế giới.  Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược chuyển đổi năng lượng toàn diện, trong đó lưu ý đến các yếu tố đặc thù của từng quốc gia. Bên cạnh đó, cần tận dụng các sự hỗ trợ từ các Ngân hàng phát triển đa phương (MDB) và hợp tác thông qua Tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để có thể triển khai quá trình chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả nhất.  Về tầm nhìn của AEC sau năm 2025  Đánh giá về kết quả hội nhập ngân hàng ASEAN năm 2023, các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng ghi nhận nỗ lực của Ủy ban cấp cao về hội nhập ngân hàng ASEAN (SLC) và các Nhóm công tác trong việc tích cực phối hợp và triển khai hiệu quả các sáng kiến hợp tác; đồng thời, đưa ra các chỉ đạo về mặt định hướng nhằm thúc đẩy sớm hoàn thành các mục tiêu AEC 2025.  Về phía NHNN, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao kết quả đạt được của các Nhóm công tác thời gian qua. Tại Hội nghị, các lãnh đạo NHTW và Bộ Tài chính ASEAN ủng hộ việc các Nhóm công tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính – ngân hàng sớm triển khai và hoàn thiện đánh giá cuối kỳ Tầm nhìn AEC 2025 làm cơ sở để cùng với các lĩnh vực khác hướng tới hình thành Tầm nhìn ASEAN giai đoạn sau 2025.  Một số trọng tâm hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính của ASEAN  Về kết nối thanh toán xuyên biên giới, ngay trước thềm Hội nghị AFMGM, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã đại diện NHNN ký Biên bản ghi nhớ đa phương về hợp tác kết nối thanh toán khu vực (MoU), nhằm thúc đẩy các giao dịch thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, minh bạch hơn, toàn diện hơn, với chi phí thấp hơn. Phát biểu tại buổi họp báo cùng với các Thống đốc NHTW ASEAN sau lễ kí Biên bản ghi nhớ, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tin tưởng rằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ là tiền đề đẩy mạnh hợp tác về kết nối thanh toán xuyên biên giới trong tương lai giữa các quốc gia trong khu vực. Biên bản ghi nhớ thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, góp phần thực hiện mục tiêu chung của ASEAN về kết nối hệ thống thanh toán, thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế trong khu vực.  Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao các kết quả đáng ghi nhận của Nhóm công tác về hệ thống thanh toán ASEAN (WC-PSS) trong việc: (i) Triển khai nghiên cứu phương thức đo lường việc đạt được các mục tiêu G20 về thanh toán xuyên biên giới; (ii) Hoàn thành việc sửa đổi Điều khoản tham chiếu của Nhóm để cập nhật các diễn biến mới trong lĩnh vực thanh toán. Hội nghị hy vọng rằng WC-PSS sẽ tiếp tục có các đánh giá, phân tích sâu hơn về cách thức sử dụng giao dịch đồng bản tệ nhằm giảm thiểu chi phí thanh toán xuyên biên giới.  Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta Indonesia3  Đoàn NHNN và Bộ Tài chính tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia  Đối với việc tăng cường sử dụng đồng bản tệ, Hội nghị đánh giá cao các nỗ lực của Nhóm công tác về tự do tài khoản vốn (WC-CAL) trong việc kết nối đối thoại chính sách, trao đổi thông tin, thống kê về luân chuyển dòng vốn giữa các quốc gia ASEAN. Hội nghị cũng hoan nghênh việc thành lập Nhóm đặc trách về giao dịch đồng bản tệ (LCT-TF) và thông qua các nguyên tắc chung về Khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ khu vực ASEAN. Các Thống đốc NHTW tin tưởng Nhóm đặc trách LCT sẽ đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy các Hiệp định về Giao dịch bằng đồng bản tệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau.  Về phía NHNN, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong việc xây dựng và áp dụng khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ nhằm khuyến khích việc sử dụng đồng bản tệ trong khu vực. Phó Thống đốc hy vọng trong thời gian tới, các Nhóm công tác sẽ tiếp tục nghiên cứu khuôn khổ pháp lý liên quan tới lĩnh vực thanh toán, ngoại hối và chính sách tiền tệ của từng quốc gia để có thể nâng cao tính khả thi của các hướng dẫn trong khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ.  Hội nghị đã kết thúc thành công sau 2 ngày nhóm họp. Các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị AFMGM lần thứ 10 và cam kết thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hợp tác tích cực vì mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường.  Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại thành phố Viêng Chăn, Lào vào tháng 3/2024.
NHNN tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia

Hội nghị AFMGM lần này có sự tham dự của Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính cá quốc gia ASEAN, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế khu vực ASEAN và Nam Á (ERIA), Kinh tế trưởng Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN (AMRO), Phó Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổng thư ký ASEAN... Hội nghị được tổ chức lần thứ 2 trong năm theo sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia với mục đích cập nhật thường xuyên hơn tình hình hoạt động của các Nhóm công tác ASEAN cũng như tiến trình hội nhập ngành ngân hàng, tài chính khu vực ASEAN trong nửa cuối năm 2023 trong bối cảnh thế giới vẫn còn biến động và tiềm ẩn các rủi ro. Đây cũng là dịp để các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế về tình hình và viễn cảnh kinh tế thế giới và khu vực; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong điều hành kinh tế vĩ mô và gìn giữ tính ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong bối cảnh mới.

Về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới

Tại Hội nghị, các tổ chức quốc tế chia sẻ dự báo về điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023 (còn khoảng 2,1% - 3%) và dự báo xu hướng dần phục hồi vào năm 2024. Các rủi ro đối với kinh tế toàn cầu vẫn hiện hữu và có khả năng lan truyền do lạm phát tại nhiều quốc gia vẫn đang neo ở mức cao, khu vực tài chính gặp nhiều biến động, các rủi ro địa chính trị toàn cầu gia tăng cùng với đó là các thách thức về biến đổi khí hậu. Kinh tế của khu vực ASEAN cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của diễn biến kinh tế thế giới. Theo đánh giá của AMRO, khu vực ASEAN+3 được dự báo tăng trưởng 4,6% và đối mặt một số rủi ro liên quan tới động thái thắt chặt tiền tệ của Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Mỹ và châu Âu…

Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN

Trong bối cảnh trên, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế và các chỉ đạo, điều hành các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) đồng bộ, chủ động, linh hoạt góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Cụ thể:

Điều hành thị trường mở để tạo điều kiện thanh khoản, hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng lãi suất thông qua điều hành linh hoạt, chủ động nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ và góp phần thực hiện mục tiêu CSTT.

Điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: Trong 8 tháng đầu năm 2023 NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Điều hành tăng trưởng tín dụng, sẵn sàng nguồn cung tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát đơn giản hóa, rút ngắn quy trình thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và đảm bảo an toàn hoạt động.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà phát biểu tại Hội nghị AFMGM
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà phát biểu tại Hội nghị AFMGM

Đối thoại chính sách về vấn đề tài chính chuyển đổi

Tại Hội nghị lần này, các Thống đốc NHTW, Bộ trưởng Tài chính ASEAN và các tổ chức quốc tế đã dành thời gian đối thoại chính sách về thúc đẩy tài chính chuyển đổi. Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Ủy ban phân loại tài chính ASEAN trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy) phiên bản 1 và 2, với vai trò là cơ sở tham chiếu cho các chương trình, dự án và hoạt động bền vững tại khu vực ASEAN. Theo Phó Thống đốc, để có thể thu hút các nhà đầu tư vào các dự án bền vững trong khu vực, các tiêu chuẩn trong ASEAN Taxonomy cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên để đảm bảo sự phù hợp và tương thích với các hệ thống phân loại khác trên thế giới.

Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược chuyển đổi năng lượng toàn diện, trong đó lưu ý đến các yếu tố đặc thù của từng quốc gia. Bên cạnh đó, cần tận dụng các sự hỗ trợ từ các Ngân hàng phát triển đa phương (MDB) và hợp tác thông qua Tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để có thể triển khai quá trình chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả nhất.

Về tầm nhìn của AEC sau năm 2025

Đánh giá về kết quả hội nhập ngân hàng ASEAN năm 2023, các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng ghi nhận nỗ lực của Ủy ban cấp cao về hội nhập ngân hàng ASEAN (SLC) và các Nhóm công tác trong việc tích cực phối hợp và triển khai hiệu quả các sáng kiến hợp tác; đồng thời, đưa ra các chỉ đạo về mặt định hướng nhằm thúc đẩy sớm hoàn thành các mục tiêu AEC 2025.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao kết quả đạt được của các Nhóm công tác thời gian qua. Tại Hội nghị, các lãnh đạo NHTW và Bộ Tài chính ASEAN ủng hộ việc các Nhóm công tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính – ngân hàng sớm triển khai và hoàn thiện đánh giá cuối kỳ Tầm nhìn AEC 2025 làm cơ sở để cùng với các lĩnh vực khác hướng tới hình thành Tầm nhìn ASEAN giai đoạn sau 2025.

Một số trọng tâm hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính của ASEAN

Về kết nối thanh toán xuyên biên giới, ngay trước thềm Hội nghị AFMGM, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã đại diện NHNN ký Biên bản ghi nhớ đa phương về hợp tác kết nối thanh toán khu vực (MoU), nhằm thúc đẩy các giao dịch thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, minh bạch hơn, toàn diện hơn, với chi phí thấp hơn. Phát biểu tại buổi họp báo cùng với các Thống đốc NHTW ASEAN sau lễ kí Biên bản ghi nhớ, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tin tưởng rằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ là tiền đề đẩy mạnh hợp tác về kết nối thanh toán xuyên biên giới trong tương lai giữa các quốc gia trong khu vực. Biên bản ghi nhớ thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, góp phần thực hiện mục tiêu chung của ASEAN về kết nối hệ thống thanh toán, thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế trong khu vực.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao các kết quả đáng ghi nhận của Nhóm công tác về hệ thống thanh toán ASEAN (WC-PSS) trong việc: (i) Triển khai nghiên cứu phương thức đo lường việc đạt được các mục tiêu G20 về thanh toán xuyên biên giới; (ii) Hoàn thành việc sửa đổi Điều khoản tham chiếu của Nhóm để cập nhật các diễn biến mới trong lĩnh vực thanh toán. Hội nghị hy vọng rằng WC-PSS sẽ tiếp tục có các đánh giá, phân tích sâu hơn về cách thức sử dụng giao dịch đồng bản tệ nhằm giảm thiểu chi phí thanh toán xuyên biên giới.

Đoàn NHNN và Bộ Tài chính tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia
Đoàn NHNN và Bộ Tài chính tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia

Đối với việc tăng cường sử dụng đồng bản tệ, Hội nghị đánh giá cao các nỗ lực của Nhóm công tác về tự do tài khoản vốn (WC-CAL) trong việc kết nối đối thoại chính sách, trao đổi thông tin, thống kê về luân chuyển dòng vốn giữa các quốc gia ASEAN. Hội nghị cũng hoan nghênh việc thành lập Nhóm đặc trách về giao dịch đồng bản tệ (LCT-TF) và thông qua các nguyên tắc chung về Khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ khu vực ASEAN. Các Thống đốc NHTW tin tưởng Nhóm đặc trách LCT sẽ đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy các Hiệp định về Giao dịch bằng đồng bản tệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đánh giá cao tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong việc xây dựng và áp dụng khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ nhằm khuyến khích việc sử dụng đồng bản tệ trong khu vực. Phó Thống đốc hy vọng trong thời gian tới, các Nhóm công tác sẽ tiếp tục nghiên cứu khuôn khổ pháp lý liên quan tới lĩnh vực thanh toán, ngoại hối và chính sách tiền tệ của từng quốc gia để có thể nâng cao tính khả thi của các hướng dẫn trong khuôn khổ giao dịch đồng bản tệ.

Hội nghị đã kết thúc thành công sau 2 ngày nhóm họp. Các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị AFMGM lần thứ 10 và cam kết thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hợp tác tích cực vì mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường.

Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại thành phố Viêng Chăn, Lào vào tháng 3/2024.

Nguồn: SBV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay