Lãi suất huy động tăng, vậy phải làm sao để duy trì được lãi suất cho vay ra ở mức hợp lý, thậm chí là giảm thấp hơn? Câu hỏi này đã được các ngân hàng đưa ra nhiều lời giải khác nhau. Ngoài tiết kiệm chi phí thì thời gian qua nhiều ngân hàng đã tìm cách huy động các nguồn vốn quốc tế giá rẻ.
Clip Quốc hội TV
Từ 5 năm trước, ngân hàng này đã huy động thành công các nguồn vốn quốc tế. Lợi ích lớn nhất là giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản trong dài hạn, vì các khoản vay quốc tế thường kéo dài 5 - 7 năm. Năm nay, họ huy động được 1,2 tỷ USD với lãi suất thấp để dành cho vay trong nước.
Huy động được hơn 500 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn, ngân hàng này đã dành riêng để cho vay ưu đãi, chấp nhận cả cho vay thấu chi, không có tài sản đảm bảo để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện có khoảng mười ngân hàng trong nước huy động thành công các nguồn vốn quốc tế, thường là của các tổ chức lớn như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hay các tập đoàn tài chính toàn cầu khác.
Bên cạnh việc đảm bảo thanh khoản dài hạn, các ngân hàng còn được các tổ chức quốc tế hỗ trợ nâng cao quản trị, nhằm tăng cường hiệu quả khi cho vay. Ngoài ra, các nguồn vốn quốc tế có nhiều quy định khắt khe khi cho vay đòi hỏi cả ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn phải có uy tín, năng lực tài chính, đồng thời công khai, minh bạch thông tin.
Theo TTXVN/ Quốc hội TV