Chủ nhật, 22/12/2024
   

Không để phát sinh ngân hàng yếu kém, giữ vững ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng

Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ khi chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng

Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ khi chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sáng 12/7 tại Hà Nội.

Khong de phat sinh ngan hang yeu kem 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, đối với các tổ chức tín dụng, căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp rất cụ thể để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tổ chức triển khai, bảo đảm tạo chuyển biến rõ rệt, thực chất, cơ bản xử lý các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh ngân hàng yếu kém, giữ vững ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Tham dự buổi làm việc có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Tại buổi làm việc, các Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan; lãnh đạo Đảng ủy Khối và các tập đoàn kinh tế đã thảo luận làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối đối với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp; trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, nhất là giải pháp tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để giải quyết có hiệu quả những vướng mắc, bất cập; nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối đối với công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, khu vực doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vững vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập sâu rộng, hiệu quả.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong giai đoạn đất nước chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vừa qua, vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã được phát huy và thể hiện rất rõ nét, tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các can đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương những đóng góp của Đảng ủy Khối cho những kết quả đạt được nêu trên; nhất là sự chủ động, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của Đảng ủy Khối với các cơ quan của Chính phủ. Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp nhà nước mà Đảng ủy Khối cần tập trung giải quyết như: vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét. Hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vẫn còn doanh nghiệp, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài...

Cùng với phân tích, nhận định bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, với những khó khăn, thuận lợi đan xen, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ủy Khối cần thực hiện. Theo đó, Đảng ủy Khối tiếp tục đổi mới, thực hiện hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Đảng uỷ Khối phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, các Ban cán sự Đảng các bộ ngành liên quan, cùng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách hiệu quả, phù hợp tình hình, điều kiện mới.

Thủ tướng đề nghị Đảng ủy Khối lãnh đạo thúc đẩy cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp nhà nước; xử lý cơ bản những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

"Các doanh nghiệp nhà nước phải góp phần quan trọng vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn trong điều kiện hiện nay" - Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp với Đảng ủy Khối và các đảng bộ trực thuộc, các doanh nghiệp tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách để khắc phục vướng mắc, khó khăn trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.

Thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả; trong đó đánh giá chính xác, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu; không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp, không để thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính; tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, phải hoàn thiện hệ thống quản trị, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý theo hướng chuyên nghiệp, có trình độ cao; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau”. Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị. Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ cấu lại và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng tại doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên trong doanh nghiệp nhà nước.

“Chính phủ mong Đảng ủy Khối tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng Chính phủ để hoàn thành các mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm kể trên để khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả nhất, tương xứng với tiềm năng của khu vực này theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giải đáp, cho ý kiến đối với các kiến nghị, đề xuất của Đảng ủy Khối và các doanh nghiệp; đồng thời giao các cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo sát tình hình để luôn luôn phát hiện kịp thời và tháo gỡ hiệu quả các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn.

Theo DIV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay