Thứ bảy, 21/12/2024
   

Khai giảng lớp học “Pháp luật về thi hành án liên quan đến các Tổ chức tín dụng”

Ngày 14/4/2023, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp tổ chức khai giảng lớp học “Pháp luật về thi hành án dân sự liên quan đến các Tổ chức tín dụng” cho các Tổ chức hội viên, theo hình thức trực tuyến.

Ngày 14/4/2023, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp tổ chức khai giảng lớp học “Pháp luật về thi hành án dân sự liên quan đến các Tổ chức tín dụng” cho các Tổ chức hội viên, theo hình thức trực tuyến.

Ong Son 140423

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc lớp học.

Tham gia lớp học có khoảng 382 học viên đến từ các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Giảng viên là ông Đặng Văn Huy - Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án Dân sự.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết, thời gian qua, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, nhất là pháp luật về thi hành án dân sự, kinh doanh thương mại cơ bản đã được hoàn thiện, tổ chức bộ máy, đội ngũ chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là các ngân hàng.

Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đã ký kết quy chế phối hợp số 01/QCPH/NHNNVN-BTP trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng và sau 7 năm triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hàng năm 2 Bộ phối hợp tổ chức các Hội nghị rà soát công tác thi hành án; Tại một số địa phương, Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan thi hành án đã ký kết quy chế phối hợp, tổ chức họp liên ngành để lắng nghe các vướng mắc.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác thi hành án dân sự, kinh doanh thương mại đối với hoạt động ngân hàng còn tồn tại rất nhiều bất cập chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho tổ chức tín dụng - bên nhận bảo đảm. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: thứ nhất là quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cụ thể, rõ ràng; thứ hai là quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngân hàng… còn nhiều quan điểm khác nhau.

Ong Huy 1404

 Ông Đặng Văn Huy - Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án Dân sự đang trình bày bài giảng.

Vì vậy, lớp học đã tập trung đi sâu vào các chuyên đề như: (1) Khái quát chung về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự và thẩm quyền của các cơ quan thi hành án dân sự. Một số lưu ý đối với các Tổ chức tín dụng khi tham gia hoạt động thi hành án dân sự với với vai trò là đương sự. Bao gồm: Một số khái niệm; Trình tự thủ tục; Thẩm quyền của các cơ quan thi hành án; Đồng thời, lưu ý về thủ tục ủy quyền, nộp đơn yêu cầu, chuyển giao quyền nghĩa vụ…; (2) Quy định của pháp luật về thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng ngân hàng. Công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng trong thời gian qua và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tiếp theo như: Các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng ngân hàng; Thực trạng thi hành án tín dụng ngân hàng trong năm qua; Giải pháp trong thời gian tới; Một số ví dụ…

Tại buổi học, các học viên đã tích cực tham gia thảo luận sôi nổi và đưa ra phương án giải quyết. Sau đó giảng viên sẽ đưa ra kết luận giúp cho học viên có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý tình huống phát sinh một cách đúng hướng và hiệu quả nhất.

Kết thúc khóa học, các học viên đã hiểu rõ về quy trình, quy định thi hành án dân sự liên quan đến các tổ chức tín dụng. Đồng thời, học viên cũng biết cách tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, học viên còn nhận biết được chuyên sâu hơn, thông qua, các ví dụ cụ thể do giảng viên chuẩn bị từ thực tiễn.

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay