Thứ bảy, 18/01/2025
   

IOC - Bước đi đầu tiên điều hành trên dữ liệu lớn

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) đóng vai trò cốt lõi trong xây dựng thành phố thông minh và là thành tựu của quá trình chuyển đổi số hoàn thiện nhất để thay đổi mọi lĩnh vực quan trọng của đời sống và mang lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho các cá nhân cũng như các tổ chức.

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) đóng vai trò cốt lõi trong xây dựng thành phố thông minh và là thành tựu của quá trình chuyển đổi số hoàn thiện nhất để thay đổi mọi lĩnh vực quan trọng của đời sống và mang lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho các cá nhân cũng như các tổ chức.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, Tập đoàn đã luôn tập trung nguồn lực, nghiên cứu, phát triển để các IOC phát huy hết hiệu năng, công suất. Xác định rõ, IOC là bước đi đầu tiên giúp chính quyền điều hành trên dữ liệu lớn nên Tập đoàn đã xây dựng hệ thống IOC không chỉ ở cấp Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành mà còn cho các địa phương, đến tận cấp huyện, xã nhằm tạo một hệ thống kết nối toàn diện nhất giữa Chính phủ - địa phương. 

Ở cấp Chính phủ, các trung tâm IOC do VNPT xây dựng đã phát huy được hiệu quả thiết thực phục vụ Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra được các hoạt động theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý. Đồng thời, thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến, giúp lãnh đạo Chính phủ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp tới các bộ, ngành, địa phương và trên thực địa.

Ở cấp Bộ Ngành, cụ thể là Bản đồ số của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công An, không chỉ giúp phân tích, tổng hợp, dự báo tình hình dân cư để cung cấp thông tin chính xác, phục vụ việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh theo từng giai đoạn, từng khu vực, địa bàn mà còn đáp ứng yêu cầu theo dõi, chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.

Ở cấp địa phương, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) được ví như “bộ não số” cho công tác điều hành đô thị thông minh và mang ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua đây, chính quyền các địa phương có thể thực hiện giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử, hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, camera an ninh thông minh, camera an toàn giao thông và thông tin trên mạng xã hội… Đồng thời, cũng là nền tảng để địa phương kết nối, tương tác với các Bộ ngành, từ đó, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.

Theo ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: " Để phát triển đột phá, An Giang xác định 10 năm tới sẽ tập trung chuyển đổi số. Trong đó, Trung tâm IOC là nền tảng ban đầu, vừa là nơi để người dân tiếp xúc doanh nghiệp vừa là nơi tương tác với chính quyền. Cũng là nơi tích hợp các CSDL để từ đó, chính quyền có thể ra được những thể chế, chính sách để đáp ứng mong muốn, sự hài lòng của người dân."

Còn đối với Bình Phước, theo đánh giá của bà Trần Tuyết Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước: "Tầm quan trọng cũng như tiện ích mà IOC mang lại trong việc cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời trên nền tảng công nghệ hiện đại, giúp lãnh đạo Tỉnh đưa ra quyết định điều hành nhanh chóng, khoa học; góp phần trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn."

Không chỉ vậy, ở cấp địa phương, Tập đoàn và các VNPT Tỉnh, thành phố đã triển khai IOC cho các ngành và lĩnh vực như giáo dục, y tế, du lịch…Đối với ngành du lịch Quảng Nam, việc triển khai IOC của ngành giúp tỉnh có CSDL và nhờ CSDL này, thời gian sau, tỉnh sẽ có những kế hoạch, những chương trình ngắn cũng như dài hạn để phục vụ tốt hơn cho du khách khi tới với Quảng Nam.

Hiện nay, hệ thống IOC đã được Tập đoàn triển khai từ cấp chính phủ kết nối với IOC cho nhiều Bộ ban ngành và với IOC tại 43 tỉnh/thành phố. Trong đó, IOC Bình Dương đã triển khai 21/23 lĩnh vực và là hệ thống IOC lớn nhất Đông Nam Á. Bình Phước là địa phương triển khai trung tâm điều hành thông minh thành công nhất. Hệ thống hiện tại đã trở thành công cụ chính để thay thế toàn bộ khối báo cáo truyền thống, và là công cụ để truyền dữ liệu lên TW, cũng như nhận thông tin trực tiêp từ TW xuống.

Từ những thành công đó, từ đầu năm 2022, Tập đoàn đã huy động mọi nguồn lực triển khai Trung tâm IOC đến tận cấp huyện, xã góp phần chuyển đổi số toàn diện cho địa phương.

Trong đó, Quảng Nam là một trong những địa phương đi đầu, chỉ tính từ đầu năm 2022, VNPT địa bàn Quảng Nam đã phối hợp với UBND 5 huyện khai trương 5 Trung tâm điều hành thông minh đưa vào sử dụng IOC của VNPT. Đây sẽ là hệ thống nền tảng cốt lõi quan trọng phục vụ cho sự hình thành một đô thị thông minh tiên tiến, kiểu mẫu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển toàn diện và bền vững.

Để Trung tâm IOC của VNPT được triển khai sâu rộng, đó chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tập đoàn, sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ CBCNV trên toàn quốc, luôn đầu tư những nguồn nhân lực tốt nhất phục vụ công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ, Bộ Ban Ngành và địa phương.

Đánh giá về sự nỗ lực, quyết tâm của Nguyễn Công Thị - Trung tâm giải pháp tích hợp hệ thống, VNPT-IT khẳng định: "Có thể nói chúng tôi triển khai với tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm, thể hiện bản lĩnh con người VNPT nhiều hơn vì nếu chúng ta chỉ gắn theo trách nhiệm thì rất khó đạt được thành công như vậyThời điểm hiện tại, đang có 12 tỉnh/thành phố đang được VNPT triển khai và dự kiến sẽ sớm được đưa vào vận hành chính thức hệ thống IOC, nâng tổng số tỉnh/thành phố triển khai lên con số 55. VNPT kỳ vọng sẽ triển khai hệ thống này cho tất cả các tỉnh/thành để tạo một hệ thống kết nối trên toàn quốc.

Trong tương lai, nếu hệ thống IOC được triển khai đồng bộ cho tất cả các tỉnh/thành phố sẽ giúp giải quyết những vấn đề tồn tại cố hữu tại các đô thị, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh.

Với việc đồng hành cùng các địa phương trong công cuộc chuyển đổi số, Tập đoàn đã và đang từng bước đặt những dấu chân vững chắc trên hành trình chuyển đổi số, thể hiện được vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. VNPT các tỉnh/tp cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện, tham gia các dự án và thể hiện vai trò đơn vị tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số tại địa phương.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay