Thứ ba, 29/07/2025
   

IMF cảnh báo châu Âu đang đứng trước nguy cơ “suy thoái sâu hơn”

Ngày 23/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng sụt giảm ở nhiều nước châu Âu hiện nay có thể sẽ dẫn đến "suy thoái sâu hơn" trên toàn châu lục.

Ngày 23/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng sụt giảm ở nhiều nước châu Âu hiện nay có thể sẽ dẫn đến "suy thoái sâu hơn" trên toàn châu lục.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực của IMF về châu Âu được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia tại đây đang vật lộn với lạm phát leo thang và cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng đã làm giảm sức mua của các hộ gia đình và chi phí sản xuất tăng cao.

IMF đánh giá những gói hỗ trợ mới mà các chính phủ đưa ra chỉ "bù đắp phần nào" những căng thẳng này. Xung đột tại Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2 đã khiến tình trạng lạm phát cũng như giá năng lượng tăng vọt, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái.

"Triển vọng kinh tế châu Âu trở nên u ám hơn, khi tốc độ tăng trưởng ngày một chậm lại và lạm phát tiếp tục tăng", báo cáo của IMF nêu rõ.

IMF dự báo, Đức và Italy sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, qua đó trở thành những nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng trưởng âm do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine. IMF nhấn mạnh, trong khi châu Âu đã nỗ lực thoát khỏi đại dịch COVID-19 từ cuối năm ngoái, nhưng căng thẳng tại Ukraine đã "thay đổi hoàn toàn bức tranh này".

IMF cho rằng tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển của châu Âu sẽ chậm lại rõ rệt xuống mức 0,6% vào năm 2023. Đối với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, không bao gồm các nước liên quan xung đột và Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng cũng sẽ chậm lại ở mức 1,7%, trong khi thiệt hại ở các nước xung đột sẽ rất lớn.

IMF nhấn mạnh: “Nguy cơ lớn nhất trước mắt là sự gián đoạn nguồn cung năng lượng trong mùa Đông lạnh giá có thể dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt, thiếu lương thực và gây ra những tổn thương kinh tế sâu sắc hơn”.

IMF dự báo tình trạng lạm phát sẽ còn kéo dài và căng thẳng xã hội có thể trở nên tồi tệ hơn do chi phí sinh hoạt gia tăng. Theo đó, trong tình hình hiện tại, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục tăng lãi suất chính sách, đặc biệt là tại các nền kinh tế tiên tiến.

Trước đó, IMF dự báo Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy giảm 0,3% trong năm 2023 do nước này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. Trong khi đó, kinh tế Italy cũng được IMF dự báo sẽ suy giảm 0,2% trong năm 2023.

Mặc dù Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) được dự báo sẽ tránh được suy thoái, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 19 nước thành viên Eurozone dự báo chỉ tăng 0,5% trong năm 2023, yếu hơn nhiều so với dự báo được đưa ra trước đó.

IMF nhận định: “Tăng trưởng yếu kém trên toàn châu Âu trong năm tới phản ánh tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt là sự điều chỉnh giảm mạnh đối với các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho lục địa này”.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 6/10 vừa qua đã đưa ra cảnh báo, nguy cơ suy thoái toàn cầu đang ngày một gia tăng do các cú sốc kinh tế liên tiếp. Bà Kristalina Georgieva nhận định, thế giới đang ở trong giai đoạn "rất mong manh", trải qua nhiều cuộc khủng hoảng gồm đại dịch, xung đột tại Ukraine, thời tiết khắc nghiệt. Những sự kiện này đã khiến giá cả tăng vọt. "Chỉ trong chưa đầy 3 năm, chúng ta đã đi qua hàng loạt cú sốc liên tiếp", bà cho biết.

Theo TTXVN

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 4 tháng 7

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 4 tháng 7

    Triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn đang yếu đi và ngày càng phân hóa; FED có thể cắt giảm 100 điểm cơ bản từ nay đến cuối 2026; Lãi suất huy động có xu hướng ổn định, lãi suất cho vay giảm rõ rệt; Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh về tổng tài sản và huy động vốn, phản ánh quy mô hoạt động mở rộng trong quý II/2025; Miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3;... Đây là một số thông tin chính trong Bản tin Kinh tế-Tài chính-Tiền tệ tuần 4 tháng 7/2025.

  • ACB có gì trong cuộc đua thị phần thu hút khách hàng FDI

    ACB có gì trong cuộc đua thị phần thu hút khách hàng FDI

    Bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Việt Nam vẫn duy trì sức hút với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách mở cửa và sự trợ lực lớn từ hệ thống ngân hàng bản địa.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 21/7 - 25/7/2025 với các thông tin chính sau: Các ngân hàng đồng loạt công bố Báo cáo tài chính Quý II/2025 với nhiều kết quả tích cực; Các ngân hàng tung nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, mở rộng hợp tác chiến lược và được vinh danh tại nhiều giải thưởng uy tín.

  • Tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai tăng 6% trong 6 tháng đầu năm 2025

    Tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai tăng 6% trong 6 tháng đầu năm 2025

    Đến cuối tháng 6/2025, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ (TP.HCM và Đồng Nai) đạt khoảng 1,445 triệu tỷ đồng, chiếm 27,1% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, tăng 6% so với cuối năm 2024 và tăng 13,4% so với cùng kỳ.

  • HDBank lọt Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

    HDBank lọt Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

    Ngày 24/7/2025, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) được vinh danh Top 5 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có chuẩn mực quản trị tốt nhất, trở thành ngân hàng Việt tiêu biểu ghi dấu ấn tại ASEAN Corporate Governance Awards 2025.

  • Agribank hợp tác toàn diện với MobiFone, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Agribank hợp tác toàn diện với MobiFone, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Ngày 24/7/2025, tại trụ sở Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và MobiFone đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, khẳng định cam kết đồng hành kiến tạo giá trị số, mở rộng tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam.

  • SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn

    SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn

    Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.

  • UBKT Trung ương làm việc với một số tổ chức đảng ngành Ngân hàng về công tác kiểm tra, giám sát

    UBKT Trung ương làm việc với một số tổ chức đảng ngành Ngân hàng về công tác kiểm tra, giám sát

    Ngày 21/7/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã chủ trì chương trình làm việc với đảng ủy các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tài chính lớn để đánh giá, chỉ đạo các mặt công tác trọng tâm. Hội nghị do Đảng ủy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đăng cai tổ chức.

  • Ngân hàng Nhà nước trao tặng tỉnh Quảng Trị 7 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội

    Ngân hàng Nhà nước trao tặng tỉnh Quảng Trị 7 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội

    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 26/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức chương trình trao tặng an sinh xã hội cho tỉnh Quảng Trị.

  • VietinBank tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

    VietinBank tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

    Ngày 24/7/2025, VietinBank tổ chức các Đoàn Công tác đến thăm hỏi, tặng quà các thương binh, bệnh binh (TBBB) và người có công tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Phú Thọ. Chuyến thăm nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với đất nước nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay