Thứ năm, 19/12/2024
   

Hoàn thiện khung pháp lý cho nghiệp vụ bao thanh toán và chiết khấu tại Việt Nam

Sáng 19/4/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của Bao thanh toán và chiết khấu công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam”.

Sáng 19/4/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của Bao thanh toán và chiết khấu công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam”.

 

TTK VNBA 190423 copy

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Bà Lin Huang, Chuyên gia cao cap, Trưởng Nhóm Cơ sở Hạ tầng Tài chính, Bộ phận Tư vấn các Định chế Tài chính, IFC; Ông Jinchang Lai, Chuyên gia trưởng, Nhóm Phát trỉến Cơ sở Hạ tầng Tài chinh, Bộ phận Tư vấn các Định chê tài chính, Khu vực châu Á Thái Bình Dương, IFC; Đại diện lãnh đạo Vụ Chỉnh sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước; Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và các Vụ liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; Đại diện lãnh đạo một số Ban, đơn vị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Cùng các đại biểu và đại diện các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, Bao thanh toán và Chiết khấu là nghiệp vụ rất phổ biến trong hoạt động ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới. Các hoạt động này ra đời từ rất sớm và phát triển cho đến nay, gắn liền với lịch sử phát triển của các ngân hàng thương mại.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện, ngành Ngân hàng Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động, phát triển các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ở Việt Nam, nghiệp vụ Bao thanh toán và chiết khấu tuy không phổ biến như các nghiệp vụ tín dụng truyền thống nhưng các nhà làm luật đã kịp thời thể chế hóa nghiệp vụ này bằng các quy định pháp luật. Mặc dù vậy, trên thực tế, các hoạt động này chưa thực sự phát triển, một số ngân hàng ở Việt nam cũng mới chỉ bắt đầu triển khai áp dụng nghiệp vụ này trong vài năm nay và kinh nghiệm thu được từ hoạt động này còn ở mức độ hạn chế.

Một trong các nguyên nhân dẫn đến nghiệp vụ bao thanh toán và chiết khấu chưa thực sự phát triển ở Việt Nam là do hành lang pháp lý cho hoạt động này còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến Điều 4 mà cụ thể là Khoản 14 Điều 4 và Khoản 1 Điều 94 luật tổ chức tín dụng 2010.

Vì vậy, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đề nghị Hội thảo nên tập trung đi sâu vào các nội dung như: (1) Chia sẻ thông lệ quốc tế về hoạt động Bao thanh toán và Chiết khấu của các nước trên thế giới; (2) Nhu cầu cần phát triển Bao thanh toán và Chiết khấu tại Việt Nam; (3) Định hướng hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt đông bao thanh toán và chiết khấu phù hợp thông lệ quốc tế.

Để từ đó sau Hội thảo Hiệp hội Ngân hàng sẽ tổng kết và kiến nghị với cơ quan chức năng sớm hoàn thiện nhằm đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ Bao thanh toán và chiết khấu ở Việt Nam.

dai dien Vietcombank copy

Đại diện Vietcombank trình bày tại Hội thảo

Theo đại diện Vietcombank cho rằng, hoạt động bao thanh toán trên thế giới tăng trưởng rất nhanh. Bởi hoạt động này trên thế giới được dựa trên chuyển tiền và ghi sổ, với phương thức thanh toán chiếm khoảng 90% thanh toán toàn cầu. Do vậy hoạt động này trên thế giới rất phát triển, đặc biệt, thị trường châu Á, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… có hoạt động bao thanh toán chiếm thị phần đứng trong Top của thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam các hoạt động này chưa phát triển nhưng trong đại dịch Covid-19, đã xuất hiện những rủi ro các công ty bị phá sản (rủi ro bên mua) đối với doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài.

Vì vậy, xuất hiện nhu cầu cần đại lý đứng ra bảo đảm rủi ro tín dụng để luôn bảo đảm khả năng thanh toán của bên mua để doanh nghiệp bên bán có thể yên tâm xuất khẩu hàng hóa cho bên mua. Đây cũng là dịch vụ có tiềm năng phát triển nhưng hiện chưa có hướng dẫn về đảm bảo rủi ro tín dụng này. Hiện Vietcombank làm theo kiểu bảo lãnh nhưng nghiệp vụ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục dẫn đến không hấp dẫn các tổ chức tín dụng phát triển dịch vụ này. Đặc biệt, trên thế giới sản phẩm tín dụng miễn truy đòi chiếm 53% chiếm đa số trong tất cả sản phẩm về bao thanh toán.

Tuy nhiên ở Việt Nam, Luật không cho phép miễn truy đòi. Nguyên nhân tạo sự khác biệt giữa Việt Nam và thế giới là do khái niệm của Luật tại Việt Nam về bao thanh toán rất khác biệt so với khái niệm về bao thanh toán theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, khái niệm trong Luật tại Việt Nam định nghĩa “bao thanh toán là hoạt động cấp tín dụng có truy đòi” trong khi đó thông lệ quốc tế họ định nghĩa “bao thanh toán là hình thức mua lại khoản phải thu… bao gồm thêm thu nợ, quản lý khoản phải thu và bảo đảm rủi ro tín dụng”. Nếu khái niệm tại Việt Nam đồng bộ theo thông lệ quốc tế thì rất nhiều vấn đề khác sẽ được giải quyết.

Ngoài ra, theo nhu cầu của khách hàng các hoạt động bao thanh toán cần phải được đơn giản hóa các thủ tục. Nhưng tại Việt Nam hoạt động bao thanh toán quản lý giống như cho vay. Đồng thời, đồng ngoại tệ trong hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam cũng rất hạn chế…          

Đối với sản phẩm chiết khấu, đại diện Vietcombank cho biết, tại Việt nam sản phẩm này phổ biến hơn so với sản phẩm bao thanh toán. Do tình hình xuất nhập khẩu của Việt nam tăng mạnh nên sản phẩm này rất có tiềm năng. Ở sản phẩm này khách hàng mong muốn đơn giản thủ tục Ví dụ như: đơn giản hóa thủ tục thông qua đồng tiền chiết khấu cần được nới lỏng. Ngoài ra, phần kiểm tra mục đích tại thời điểm chiết khấu sẽ gây hạn chế linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mất thêm thời gian thẩm định mục đích chiết khấu.

Hiện đang phát sinh sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi, chiết khấu không có hối phiếu,… Ngân hàng Nhà nước yều cầu các tổ chức tín dụng thực hiện theo Thông tư 04, ngoài ra, thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế chỉ có hoạt động L/C và nhờ thu. Do đó gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng bởi chưa được hiện thực hóa trong Luật.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp luôn mong muốn thực hiện các hoạt động này trên nền tảng số (online). Vì vậy, hành lang pháp lý rất cần bổ sung trong liên quan đến sô hóa các giao dịch bao thanh toán, chiết khấu,…    

DSC06006 copy

Toàn cảnh Hội thảo

Kết luận Hội thảo TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, Hội thảo đã thu được kết quả ngoài sự mong đợi. Hội thảo đã mang lại cho các tổ chức tín dụng biết được vai trò, lợi ích của hoạt động bao thanh toán và triết khấu. Đồng thời nêu được những yêu cầu để cơ quan quản lý cần điều chỉnh, bổ sung Luật về các hoạt động này. Hiện nay hoạt động theo thế giới phẳng, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hoạt động thông thương với các tổ chức khắp thế giới. Vì vậy, hoạt động bao thanh toán và chiết khấu ngày càng mở rộng. Nếu Việt Nam không chỉnh sửa bổ sung kịp thời về Luật (bao gồm: Luật tổ chức tín dụng và Luật dân sự) sẽ dẫn tới bị tụt hậu và mất cơ hội. 

Chup anh luu niem 190423

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng chụp hình lưu niệm cùng đại diện lãnh đạo IFC và các đại biểu.

 

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay