Thứ năm, 19/12/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Ngày 1/6/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các tổ chức tín dụng hội viên nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì cuộc họp.

Ngày 1/6/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các tổ chức chức tín dụng hội viên nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì cuộc họp.

>Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Thêm cú hích cho ngân hàng chuyển đổi số

>Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật các TCTD (sửa đổi)

TS Nguyen Quoc Hung 01062023

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì cuộc họp

Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Thanh toán, Cục công nghệ tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước cùng đại diện nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) là hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có góp ý và nhiều nội dung đã được tiếp thu, sửa đổi. Tuy nhiên qua rà soát vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục thảo luận để ghi nhận ý kiến đóng góp từ các hội viên trên cơ sở thực tiễn nhằm hướng tới mục tiêu Luật ban hành có thể đi vào cuộc sống.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có vai trò quan trọng, sẽ tác động đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho rằng các tổ chức tín dụng đã đầu tư hàng tỷ USD cho công nghệ, cho chuyển đổi số nhằm mang đến trải nghiệm và lợi ích tốt nhất cho người dân. Chính vì thế cần làm rõ hơn các điều khoản, quy định để khi Luật ban hành có thể đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn.

Tại cuộc họp, đại diện các TCTD cho rằng, không nên bổ sung khoản 3, Điều 15, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với quy định: “Giá trị pháp lý của văn bản được chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan” mà nên quay lại quy định của bản dự thảo trước tại Điều 15.1 và 15.2. Cụ thể “có giá trị như văn bản giấy, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”, “có giá trị như thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.

Lý do kiến nghị bởi vấn đề giá trị pháp lý tương đương sau khi chuyển đổi nên quy định trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), chỉ trừ khi pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Quy định tại luật này sẽ tránh được trường hợp có thể (hoặc có khả năng cao) pháp luật chuyên ngành không có quy định về giá trị pháp lý của văn bản chuyển đổi.

Về chữ ký điện tử, khoản 4, Điều 25, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định: “4. Các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.

Vấn đề này, các đại diện TCTD kiến nghị sửa đổi thành: “4.Các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của Chính Phủ có giá trị pháp lý tương đương như chữ ký điện tử của chủ thể tham gia giao dịch, có giá trị làm chứng cứ theo quy định của pháp luật về tố tụng”.

Theo các đại diện TCTD, mặc dù khoản 4 điều 25 Dự thảo Luật có quy định nội dung “Các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành”. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 25 các hình thức xác nhận khác không được phân loại là chữ ký điện tử. Trong toàn bộ dự thảo Luật chỉ có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký chuyên dùng đảm bảo an toàn (có Giấy chứng nhận của Bộ TTTT), không có bất kỳ quy định nào về giá trị pháp lý của Chữ ký điện tử không được Bộ TTTT cấp Giấy chứng nhận và các hình thức xác nhận khác không phải là chữ ký điện tử.

Các hình thức xác nhận giao dịch điện tử mà các TCTD hiện đang áp dụng (như OTP, xác thực bằng vân tay, nhận dạng khuôn mặt của khách hàng …) không được coi là chữ ký điện tử, không có giá trị pháp lý để xác thực các giao dịch điện tử của các TCTD. Các TCTD và khách hàng (tổ chức, cá nhân) phải thực hiện đăng ký chữ ký chuyên dùng với Bộ TTTT hoặc đăng ký chữ ký số để thực hiện giao dịch điện tử

Từ đó, TCTD phải thay đổi hệ thống để cập nhật chữ ký điện tử chuyên dùng và chữ ký số của TCTD và khách hàng, thay đổi hệ thống xác nhận giao dịch điện tử. Điều nay gây tốn kém chi phí, thời gian vận hành, gây khó khăn cho hoạt động giao dịch điện tử của các TCTD. Ngoài ra, pháp luật chuyên ngành hiện chưa có quy định về các hình thức xác nhận khác cũng gây khó khăn cho các TCTD trong việc áp dụng. Điều này đề nghị giao Chính phủ ban hành quy định về các hình thức xác nhận khác.

Toan canh Hop truc tuyen 010623

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến

Khoản 3, Điều 28 quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn như sau: “3. Trường hợp tổ chức sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài hoặc có nhu cầu công nhận chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn thì đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn.”

Đại diện các TCTD kiến nghị sửa đổi quy định khoản 3 điều 28 thành: “3. Trường hợp có nhu cầu công nhận chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn thì đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn”

Bởi theo đại diện các TCTD, việc quy định tổ chức phải sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn khi giao dịch với tổ chức cá nhân bên ngoài tại Khoản 3 Điều 28 sẽ gây khó khăn cho hoạt động giao dịch điện tử của các TCTD (bao gồm cả giao dịch điện tử với khách hàng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động bằng hình thức điện tử, hoạt động ký hóa đơn điện tử, chứng từ kế toán điện tử)

Các TCTD và khách hàng (tổ chức, cá nhân), người lao động của TCTD phải thực hiện đăng ký chữ ký chuyên dùng với Bộ TTTT hoặc đăng ký chữ ký số để thực hiện giao dịch điện tử.

TCTD phải thay đổi hệ thống để cập nhật chữ ký điện tử chuyên dùng và chữ ký số của TCTD và khách hàng, thay đổi hệ thống xác nhận giao dịch điện tử. Điều này gây tốn kém chi phí, thời gian vận hành, gây khó khăn cho hoạt động giao dịch điện tử của các TCTD. Ngoài ra, tất cả các cá nhân là khách hàng, người lao động đều phải thực hiện đăng ký chữ ký chuyên dùng với Bộ TTTT sẽ phát sinh thủ tục xin cấp giấy chứng nhận, tốn kém chi phí, thời gian, gây khó khăn cho hoạt động giao dịch điện tử của các TCTD, để giao kết HĐLĐ bằng phương thức điện tử…

Tại cuộc họp, đại diện các TCTD đã có nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Được biết trong chiều 1/6/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ có buổi làm việc với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Quốc hội) để làm rõ hơn những kiến nghị, đề xuất của các TCTD về một số điều khoản trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay