Thứ bảy, 18/01/2025
   

Góp ý hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam

Chiều ngày 09/4/2024, tại TP.HCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam”, tiếp nối Hội thảo tập huấn chuyên sâu về hoạt động Bao thanh toán diễn ra trong hai ngày 08-09/04 trước đó.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng Các ngành Kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đơn vị trực tiếp soạn thảo Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam; cùng sự hiện diện của hơn 100 đại biểu đến từ các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty luật, trường đại học và cơ quan truyền thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Mở đầu Hội thảo, ông Peter Brinsley - Giám đốc và Người sáng lập Point Forward, chuyên gia tư vấn IFC trình bày tham luận “Quy định pháp luật cần có về Bao thanh toán và đề xuất xây dựng khuôn khổ pháp lý về Bao thanh toán”. Chuyên gia người Anh giới thiệu về các khía cạnh quy định pháp luật của Bao thanh toán (BTT), đặc biệt tại thị trường Anh, trong đó các quy tắc ứng xử được đề cập chi tiết như: hành động liêm chính và giao dịch công bằng và có trách nhiệm với khách hàng và bên bảo lãnh; cung cấp cho khách hàng và bên bảo lãnh mọi thông tin phù hợp một cách kịp thời và minh bạch; bảo đảm các tài liệu pháp lý rõ ràng; cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả và kịp thời theo thỏa thuận pháp lý. Trong khung quy định pháp lý về BTT, yếu tố quản trị, yêu cầu đầu vào đối với những đơn vị muốn cung cấp dịch vụ BTT, quy trình ủy quyền và cơ chế cấp phép của tổ chức BTT được đề cập. Cuối cùng, chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với thị trường Việt Nam, trên cơ sở cần phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của quy định nhằm phát triển BTT thời gian tới.

Tiếp đó, bà Phan Thị Hồng Thúy - Giám đốc Pháp chế Ngân hàng MUFG, đồng Đại diện Nhóm Công tác Ngân hàng (BWG) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) trình bày về Góp ý dự thảo thông tư quy định về BTT. Trong phần này, các nội dung được đề cập gồm: định nghĩa BTT bên mua hàng; BTT không có cam kết hoàn trả của bên bán (miễn truy đòi bên bán). Trong phần này, có một số đề xuất đối với NHNN quy định cụ thể về cơ chế quản lý và vận hành sản phẩm từ các khía cạnh: thẩm định tín dụng, nhận biết khách hàng (KYC); thỏa thuận ký kết với bên bán/ bên mua; quản lý rủi ro tín dụng. Tham luận cũng đề cập các dịch vụ khác liên quan đến BTT; thanh toán lãi, phí trong dịch vụ BTT; đồng tiền BTT cho bên bán và bên mua; phân loại nợ và trích lập dự phòng; đơn giản hóa thẩm định tín dụng; ngôn ngữ BTT cần được linh hoạt; chi nhánh ngân hàng nước ngoài BTT cho khách hàng không cư trú; BTT bằng phương tiện điện tử. Đây là những khía cạnh góp ý thực tế về hoạt động BTT dưới góc nhìn của các ngân hàng có yếu tố nước ngoài, cần được lưu ý trong Dự thảo Thông tư ban hành sắp tới của Ngân hàng Nhà nước.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Các đại diện của Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lại đưa ra những góp ý cụ thể khác dưới góc nhìn của ngân hàng trong nước về hoạt động BTT: cần có hướng dẫn chi tiết về các khoản nợ lãi và các chi phí phát sinh; thời hạn BTT cần được điều chỉnh; hướng dẫn cụ thể hơn về các nghĩa vụ giám sát về các hoạt động BTT; điều kiện BTT đối với khách hàng là người cư trú và người không cư trú; thẩm định và quyết định BTT; điều chỉnh quy định về nội dung của Hợp đồng BTT, cụ thể khoản phải thu chỉ cần được bảo đảm từ phía bên bán rằng không sử dụng cho một Hợp đồng mua bán nào khác; quy định cụ thể hơn về cấp tín dụng, về hạn mức, thẩm định và xác thực khách hàng lần đầu tiếp cận TCTD cũng như khách hàng lâu năm; về phương thức xét duyệt cho vay, phương thức triển khai và xác lập Hợp đồng BTT và phương thức điện tử; hướng dẫn quy định về vấn đề hạch toán đối với số dư BTT; cần thay đổi quy trình giải ngân; phương án và mục đích sử dụng vốn; về hồ sơ BTT, yêu cầu tối thiểu là hợp đồng và chứng từ, áp dụng khi thẩm định khách hàng, nhưng khi thực hiện giải ngân có yêu cầu này hay không hay chỉ cần căn cứ hóa đơn điện tử?; quy định trong BTT ngược, đề xuất chỉ lấy xác nhận ở lần đầu tiên thông qua chữ ký số của bên bán…

Ông Jingchanglai - Chuyên gia trưởng, Trưởng nhóm Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tài chính Châu Á và Thái Bình Dương, Nhóm tư vấn các định chế tài chính, IFC cũng đưa ra một số quan điểm khác để góp ý Dự thảo Thông tư sắp ban hành của Ngân hàng Nhà nước. Ông cho rằng cần đơn giản hóa thủ tục, quy trình BTT do giá trị BTT tại Việt Nam còn thấp, theo đó, để khuyến khích, đẩy mạnh phát triển BTT trong thời gian tới cần hết sức tạo điều kiện bằng các quy định rõ ràng, cụ thể nhưng phải tinh gọn, tránh rườm rà, có thể rút bớt các quy định khắt khe về kế toán. Đối với việc phân loại khoản vay và 5 nhóm nợ, cần phân loại trích lập dự phòng rủi ro phù hợp, do đặc thù khoản nợ trong BTT có tỷ lệ vỡ nợ thấp nên dễ dàng kiểm soát những khoản BTT hơn khoản vay thông thường. Về kế hoạch sử dụng vốn, cần có yêu cầu hoạt động tài trợ vốn không được sử dụng để mua các công ty khác và đầu tư các lĩnh vực khác.

Hội thảo cũng tiếp nhận nhiều góp ý khác của các tổ chức tín dụng và công ty Luật. Đại diện Ngân hàng Nhà nước đã có phần hồi đáp các câu hỏi của đại biểu tham dự về các vấn đề như thể chế nước ngoài; những nội dung liên quan Thông tư 02; về điều khoản cấn trừ công nợ; về các vấn đề liên quan Luật các TCTD 2024; BTT miễn truy đòi; dịch vụ khác liên quan đến BTT; thời hạn BTT; đồng tiền BTT; phương án sử dụng vốn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; BTT điện tử… Hầu hết các ý kiến đóng góp được tiếp thu cũng như nghiên cứu thêm để gấp rút bổ sung, hoàn thiện nội dung Dự thảo Thông tư quy định về BTT sao cho kịp tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng, tính hiệu quả khi ban hành.

Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng, những góp ý của các tổ chức tín dụng thực sự quan trọng trong việc hoàn thiện Dự thảo Thông tư ban hành về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam. Song song đó, rất cần sự thống nhất đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như các Vụ, Cục khác của Ngân hàng Nhà nước để việc ban hành và triển khai Thông tư được thống nhất thông suốt và thuận lợi trong hệ thống tổ chức tín dụng. Về phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, sau khi hoàn thành tổ chức Hội thảo cùng chủ đề vào ngày 11-12/4 tới tại Hà Nội, Hiệp hội sẽ tổng hợp toàn bộ ý kiến góp ý của các đơn vị bằng văn bản, gửi tới Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện Dự thảo Thông tư, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về Bao thanh toán, lĩnh vực hiện đang còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam liên quan đến hoạt động ngân hàng./.

VPĐD TP.HCM

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay