Thứ năm, 19/12/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc

Sáng 22/03/2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có buổi tiếp, làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc (KFB)

Tham dự buổi làm việc, về phía VNBA có ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội; Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; Ông Nguyễn Đăng Thắng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ VietFintech cùng đại diện lãnh đạo các Ban, đơn vị VNBA.

Về phía KFB, có ông Cho Yong-Byoung, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc; Ông Kang Gew Won, Tổng Giám đốc Shinhan Bank Việt Nam cùng đại diện một số đơn vị của KFB và Shinhan Bank Việt Nam.

Phạm Đức Ấn
Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội VNBA

Phát biểu tại buổi tiếp, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội VNBA, đã chào mừng đoàn KFB đến thăm và làm việc với VNBA. Đồng thời, chúc mừng ông Yong-Byong Cho nhận vị trí công tác mới là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KFB.

Theo ông Phạm Đức Ấn, quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó, Hàn Quốc là nước có đầu tư lớn tại Việt Nam. 

Các ngân hàng Hàn Quốc như: Shinhan Bank, KEB Hana Bank hay Woori Bank,… đã có thời gian dài hoạt động tại Việt Nam.

Với quan hệ nhiều mặt và sâu rộng như vậy, sẽ mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Trong đó, đặt mục tiêu năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 25% GDP và đến năm 2030 sẽ đóng góp khoảng 30% GDP.

Đây là một thách thức lớn và đòi hỏi hoạt động kinh tế số trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế phải được phát triển mạnh. Trong đó, Hàn Quốc là nước phát triển kinh tế số trong nhóm hàng đầu thế giới. Vì vậy, việc hợp tác giữa 2 Hiệp hội cần đi vào chiều sâu và thực chất.

Ông Ấn cũng cho biết, hiện nay Việt Nam đang triển khai thanh toán xuyên biên giới với một số nước như Campuchia, Thái Lan... bằng mã QR code mà không cần dùng đến thẻ tín dụng. Theo đó, người dân các nước đã tham gia hệ thống thanh toán chỉ cần có tài khoản của ngân hàng trong nước khi sang các nước trên vẫn có thể giao dịch, thanh toán bình thường như ở trong nước,… Với quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đang có nhiều thuận lợi thì việc thanh toán bằng QR code sẽ có điều kiện phát triển tốt.

TS Nguyễn Quốc Hùng
TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA

Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA vui mừng chào đón đoàn Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc (KFB) đã tới thăm, làm việc tại VNBA. Đồng thời, cảm ơn KFB luôn dành tình cảm, sự quan tâm tới VNBA.

TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, một số vấn đề nóng mà các ngân hàng Việt Nam hiện nay quan tâm đó là Chuyển đổi số; Đào tạo; Chuyển đổi xanh; Phòng Chống rửa tiền; Quản trị rủi ro trong lĩnh vực thanh toán.

Theo TS Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng và tổ chức tài chính của Hàn Quốc đã thực hiện chuyển đổi số từ rất sớm, do đó, VNBA mong nhận được những chia sẻ kinh nghiệm từ phía Hàn Quốc để góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ổn định và phát triển.

TS Nguyễn Quốc Hùng hy vọng, thông qua buổi làm việc sẽ có thêm nhiều cơ hội, giải pháp phối hợp, đồng thời thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.

tiếp và làm việc
Ông Cho Yong-Byoung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc

Tại buổi tiếp, ông Cho Yong-Byoung,  Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KFB đã bày tỏ cảm ơn và vinh dự khi nhận được sự tiếp đón của lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng như dành thời gian trao đổi về công tác phối hợp, hỗ trợ giữa hai Hiệp hội để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong thời tới.

Ông Cho Yong-Byoung cho biết, VNBA và KFB đã ký thỏa thuận hợp tác (MOU) từ năm 2014 nhưng việc triển khai vẫn còn chậm trễ và chưa đi vào thực chất.

Ông Cho Yong-Byoung cho rằng, 5 vấn đề mà TS Nguyễn Quốc Hùng gợi ý rất quan trọng đối với các ngân hàng. Tuy nhiên để hai bên phối hợp triển khai hiệu quả, thực chất cần lựa chọn chủ điểm phù hợp.

Theo ông Cho Yong-Byoung, chuyển đổi số ngành ngân hàng của Hàn Quốc đã triển khai từ năm 1990. Tuy nhiên, đa phần các ngân hàng Hàn Quốc lại sử dụng nhân lực Công nghệ thông tin thuê ngoài kết hợp nhân lực nội tại trong ngành ngân hàng để cùng cải cách hệ thống ngân hàng.

Quang cảnh
Quang cảnh buổi tiếp và làm việc giữa VNBA với đoàn Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc

Nhận định về khả năng kết nối thanh toán QR code giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ông Cho Yong-Byoung Cho cho biết, đây là phương thức thanh toán khả thi. Tuy nhiên, cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện thêm để đi vào thực hiện.

Đánh giá chung về quan hệ hợp tác giữa 2 Hiệp hội, ông Phạm Đức Ấn cho rằng, cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi giữa 2 Hiệp hội là rất lớn. Đồng thời, mong muốn 2 Hiệp hội thường xuyên kết nối chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Đặc biệt, mong muốn quan hệ hợp tác giữa 2 Hiệp hội góp phần thực chất và có dấu ấn riêng vào việc phát triển của các hội viên.

Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nhằm triển khai những nội dung, chủ điểm quan trọng mà hai bên đã ký kết hợp tác cũng như những vấn đề ngành ngân hàng quan tâm.

Lãnh đạo 2 Hiệp hội Ngân hàng trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm
Lãnh đạo 2 Hiệp hội Ngân hàng trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm
Lãnh đạo 2 Hiệp hội Ngân hàng trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm
Lãnh đạo 2 Hiệp hội Ngân hàng trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm
Lãnh đạo 2 Hiệp hội Ngân hàng trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm
Lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm

T.Đ

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay