Thứ sáu, 10/01/2025
   

Giảm đến 50% của 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Ngày 24/12, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC tiếp tục gia hạn giảm phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngày 24/12, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC tiếp tục gia hạn giảm phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, có 37 khoản phí, lệ phí được giảm đến 50% so với quy định hiện hành như: Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng; lệ phí giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; phí thẩm định thiết kế cơ sở; phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán (trừ 2 khoản phí, lệ phí); lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; lệ phí sở hữu công nghiệp...

Như vậy, Bộ Tài chính tiếp tục bổ sung thêm 3 khoản phí, lệ phí vào danh mục các khoản phí, lệ phí được giảm: Giảm 50% đối với lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; Giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa; Giảm 20% đối với phí sử dụng tần số vô tuyến điện đối với nghiệp vụ di động mặt đất (Mạng viễn thông di động mặt đất nhắn tin dùng riêng và Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động, mạng viễn thông di động mặt đất trung kế).

Thông tư số 120/2021/TT-BTC cũng quy định rõ cách tính phí đối với phí sử dụng đường bộ quy định tại Số thứ tự 28 và phí sử dụng tần số vô tuyến điện quy định tại Số thứ tự 36 trong Biểu nêu tại Thông tư.

Đối với phí sử dụng đường bộ, trường hợp xe ô tô chuyển từ không kinh doanh vận tải sang kinh doanh vận tải trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này thì thời điểm áp dụng mức phí theo quy định tại Thông tư này tính từ ngày xe ô tô được ghi nhận trong Chương trình quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam là xe ô tô kinh doanh vận tải.

Trường hợp xe ô tô đã được nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư này, chủ xe sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC với mức phí theo quy định tại Thông tư này vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo.

Đối với phí sử dụng tần số vô tuyến điện, trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư này, tổ chức, cá nhân sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC với mức phí theo quy định tại Thông tư này vào số phí phải nộp của kỳ nộp phí tiếp theo. Tổ chức thu phí chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho tổ chức, cá nhân vào kỳ nộp phí tiếp theo.

Thông tư số 120/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022. Kể từ ngày 01/7/2022 trở đi, mức thu các khoản phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.

Trước đó, trong năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã ban hành 05 thông tư quy định giảm mức thu 34 khoản phí, lệ phí.

Chính sách giảm phí, lệ phí là một trong những giải pháp tài khóa hiệu quả được Bộ Tài chính chủ động đề xuất thực hiện nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chính sách này cùng với hàng loạt chính sách tài khoá khác đã thể hiện tinh thần đồng hành, lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm trong xây dựng chính sách của Bộ Tài chính.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay